The Provincial Competitiveness Index ( PCI )

CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH

Provincial Green Index

English

65% doanh nghiệp miền Tây than bị nhũng nhiễu

Tỷ lệ doanh nghiệp ở miền Tây phải trả chi phí không chính thức liên tục tăng cao, đi cùng là tình trạng nhũng nhiễu phổ biến.

Thông tin trên được đưa ra tại Diễn đàn doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long năm 2016 tổ chức tại Hậu Giang ngày 13/7.

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chi nhánh Cần Thơ, Đánh giá môi trường kinh doanh thông qua chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2015 cho thấy Đồng bằng sông Cửu Long đang trở thành gương mặt xuất sắc hơn. Có 6/13 địa phương trong vùng dẫn đầu xếp hạng 7/10 chỉ số thành phần. Đặc biệt, tỉnh Đồng Tháp tiếp tục duy trì vị trí đầu bảng với hai chỉ số là chi phí thời gian và tính năng động, tiên phong của chính quyền tỉnh.

65-doanh-nghiep-mien-tay-than-bi-nhung-nhieu

Nhiều doanh nghiệp ở miền Tây phản ánh phí không chính thức cao, bị nhũng nhiễu phổ biến khi giải quyết các thủ tục. Ảnh: Cửu Long

Tỉnh Đồng Tháp tiếp tục duy trì phong độ của mình với vị trí thứ 2 trong 63 tỉnh, thành phố, cũng là năm thứ 8 liên tiếp nằm trong nhóm 5 tỉnh, thành phố đứng đầu PCI cả nước.

“Tuy nhiên, kết quả PCI 2015 cho thấy một vài xu hướng đáng lo ngại khi các nỗ lực cắt giảm chi phí không chính thức, cũng như tạo ra sân chơi bình đẳng cho khu vực kinh tế tư nhân chưa phát huy hiệu quả. Mặc dù đây là hai chỉ số quan trọng tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng trong bối cảnh hội nhập”, Bà Nguyễn Thị Thương Linh, Phó giám đốc VCCI, chi nhánh Cần Thơ nói.

Cụ thể, tỷ lệ doanh nghiệp chi trả cho chi phí không chính thức tăng qua các năm, từ 50% (2013) lên 64,5% (2014) và 66% (2015). Hơn 11% doanh nghiệp tham gia điều tra năm nay cho biết các khoản chi cho riêng mục này chiếm tới hơn 10% tổng doanh thu của họ. Vẫn có 65% doanh nghiệp cho biết tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục là phổ biến.

Đối với chỉ số cạnh tranh bình đẳng, có 39% doanh nghiệp cho biết “tỉnh ưu ái các tổng công ty, tập đoàn của Nhà nước, gây khó khăn cho doanh nghiệp”, tăng 4% so với năm 2014. Đồng thời, gần 49% doanh nghiệp cho rằng “tỉnh ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài hơn là phát triển khu vực tư nhân trong nước”, tăng 6% so với năm trước.

Kết quả điều tra PCI còn cho thấy không ít địa phương trong vùng chưa phát huy hết những lợi thế sẵn có của mình để tăng cường thu hút đầu tư thông qua những giá trị gia tăng, như tạo dựng môi trường kinh doanh thông thoáng, thân thiện cho doanh nghiệp…

Cửu Long

Vnexpress