An Giang - HHDN đề xuất thực hiện chỉ số dịch vụ hỗ trợ DN trong chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh
18 Tháng 9, 2014
Một địa phương được coi là có chất lượng điều hành tốt khi có: chi phí gia nhập thị trường thấp; tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định; môi trường kinh doanh minh bạch và thông tin kinh doanh công khai; chi phí không chính thức thấp; thời gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính nhanh chóng; môi trường cạnh tranh bình đẳng; lãnh đạo tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chất lượng cao; chính sách đào tạo lao động tốt và thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu quả.
Trong hội thảo phân tích về PCI của tỉnh An Giang, HHDN tham gia thảo luận phân tích và đề xuất về chỉ số Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (DVHTDN)
DVHTDN là một trong 9 chỉ số thành phần về nghiên cứu về PCI của tỉnh; là chỉ số dùng để đo lường các dịch vụ của tỉnh để phát triển khu vực tư nhân như: xúc tiến thương mại, cung cấp dịch vụ, thông tin, tư vấn pháp luật cho DN, hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh, cung cấp các dịch vụ công nghệ, đào tạo cho DN.
So sánh năm 2013 với năm 2012 thì có 6/17 chỉ số thành phần cao điểm hơn và 10/17 chỉ số thành phần thấp điểm hơn năm trước,
Các dịch vụ DN sử dụng như tìm kiếm thông tin kinh doanh, hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh, tư vấn thông tin pháp luật, dịch vụ xúc tiến thương mại, dịch vụ đào tạo về kế toán, tài chính, quản trị doanh nghiệp thực hiện còn thấp. Đánh giá về chỉ số này cho thấy trong điều kiện nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, thị trường tiêu thụ bị giảm sút trong khi giá thành sản phẩm ngày càng tăng, DN phải cầm cự để tồn tại, do đó có xu hướng tiết kiệm các khoản chi tiêu chưa thật sự cần thiết cho các dịch vụ hỗ trợ và đào tạo choDN, trong điều kiện doanh nghiệp chưa có cơ hội phát triển sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên về định hướng tương lai, các DN của tỉnh vẫn đánh giá cao các hoạt động DVHTDN, thể hiện qua các chỉ số có điểm số cao như: ý định tiếp tục sử dụng các dịch vụ hỗ trợ về tìm kiếm thông tin kinh doanh, ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ tư vấn về thông tin pháp luật, ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ hỗ trợ tìm đối tác kinh doanh, dịch vụ xúc tiến thương mại.
Bên cạnh đó việc sử dụng các dịch vụ liên quan đến công nghệ của các đơn vị cung cấp tư nhân cũng được DN quan tâm sử dụng và khai thác.
DN đánh giá cao và thể hiện sự quan tâm đến chỉ số này nhằm tạo điều kiện hỗ trợ phát triển DN và nâng cao chất lượng hoạt động của DN cũng như giá trị công nghệ của sản phẩm.
Trong thời gian tới, tỉnh cần tiếp tục cải thiện chỉ số về DVHTDN song song với các chỉ số khác để phát triển và cải thiện PCI của tỉnh, nhằm cải thiện môi tường kinh doanh và thu hút đầu tư. Cụ thểtrênmột số lĩnh vực như:
- Quan tâm cải thiện các chỉ số thành phần của DVHTDN như việc tiếp tục tổ chức và quảng bá các hoạt động hội chợ trong tỉnh, tham gia các hội chợ ngoài tỉnh, hỗ trợ các điều kiện cho DN khi tham gia hội chợ.
- Tăng cường các hoạt động dịch vụ về tư vấn hỗ trợ DN để cung cấp dịch vụ công cho DN, tăng cường dịch vụ cung cấp thông tin kinh doanh, thông tin pháp lý cho DN, thông qua việc hỗ trợ DN ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh; hỗ trợ các DNTN phát triển các dịch vụ về hỗ trợ doanh nghiệp.
- Xây dựng và củng cố, tăng cường thông tin kinh doanh, thông tin pháp lý cho DN trên cổng thông tin của tỉnh, các website của các sở ngành tỉnh, UBND huyện, thị, thành phố, các Hiệp hội, hội ngành nghề.
- Hỗ trợ DN tìm kiếm đối tác kinh doanh để liên kết, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, nhất là các mặt hàng chủ lực, có lợi thế của tỉnh; Tích cực hỗ trợ các dịch vụ xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư và dịch vụ liên quan đến công nghệ.
- Tạo các hoạt động gắn kết với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác để tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ tốt hơn.
- Giao trách nhiệm cụ thể cho từng Sở ngành chịu trách nhiệm phụ trách từng chỉ số cần cải thiện trong nghiên cứu PCI của tỉnh.
- Tổ chức các hoạt động khảo sát, học tập kinh nghiệm, thực tiễn tốt của các địa phương khác để áp dụng thực tế phù hợp và hiệu quả cho địa phương mình.
- Tổ chức thường xuyên theo định kỳ các hoạt động đối thoại DN cấp tỉnh; huyện, thị, thành phố; sở ngành để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho DN, nhằm tạo diều kiện thuận lợi cho DN trong hoạt động sản xuất kinh doanh và xây dựng mối quan hệ hỗ trợ, hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền các cấp và doanh nghiệp.
VP HHDN Nguồn: Hiệp hội doanh nghiệp An Giang - Link bài gốc: http://bit.ly/1p2V4o3
Theo An Giang Online
Ngày 18/09/2014