The Provincial Competitiveness Index ( PCI )

CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH

Provincial Green Index

English

Bắc Ninh: Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa - Nỗ lực hành động để cải thiện môi trường kinh doanh bình đẳng

Môi trường đầu tư kinh doanh dựa trên 4 yếu tố: tự do kinh doanh, bình đẳng trong hoạt động kinh doanh, an toàn trong hoạt động kinh doanh, chi phí tuân thủ trong kinh doanh. Do đó việc thiết lập và duy trì tình bình đẳng trong có vai trò quan trọng.
1.Tình hình phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Theo Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam, năm 2020, có 38/63 địa phương có tốc độ tăng doanh nghiệp đang hoạt động thời điểm 31/12/2020 so với thời điểm 31/12/2019 cao hơn bình quân cả nước (67,0%) trong đó tỉnh Bắc Ninh tăng 12,5% (xếp thứ 6 cả nước).
Bắc Ninh là 1 trong 23 địa phương có tốc độ tăng số doanh nghiệp thành lập mới bình quân giai đoạn 2016-2020 so với giai đoạn 2014-2015 cao hơn bình quân chung cả nước (51,3%) và thuộc 1 trong 3 địa phương có tốc độ tăng trên 100% gồm: Thanh Hóa tăng 154,7%; Bắc Giang tăng 118,9%; Bắc Ninh tăng 100,0% đồng thời Bắc Ninh là 1 trong 8 địa phương có mật độ doanh nghiệp đang hoạt động trên 1000 dân cao hơn bình quân cả nước, đứng vị trí thứ 3 sau Hà Nội và Hải Phòng trong khu vực đồng bằng sông Hồng.
Bảng 1: Số doanh nghiệp thành lập mới
ĐVT: Doanh nghiệp
20162017201820192020

Cả nước

110100126859131275138139134941

Đồng bằng sông Hồng

3345338075388734184239724

Bắc Ninh

16602046204124052390

Nguồn: Tổng hợp dữ liệu từ Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2021
Tại thời điểm 31/12/2019 so với thời điểm 31/12/2018 có: 29/63 địa phương có tốc độ tăng số doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh cao hơn mức bình quân chung của cả nước (9,5%) trong đó Bắc Ninh tăng 16,2%.
28/63 địa phương có tốc độ tăng số doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh bình quân giai đoạn 2016-2019 so với giai đoạn 2011-2015 cao hơn mức bình quân chung của cả nước (55,1%) trong đó: Bắc Giang tăng 113,3%; Hưng Yên tăng 94,4%; Đồng Nai tăng 87,9%; Bắc Ninh tăng 85,7%.
Hình 1: Số doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh thời điểm 31/12
ĐVT: Doanh nghiệp
Bảng 2: Quy mô nguồn vốn các doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh thời điểm 31/12
ĐVT: Tỷ đồng

Bình quân giai đoạn 2011-2015

2018

2019

Chỉ số phát triển

Năm 2019 so với năm 2018

BQ giai đoạn 2016-2019 so với BQ giai đoạn 2011-2015

Cả nước

18825338

38888415

43308038

111,4

190,3

Đồng bằng sông Hồng

6193745

12617480

13694457

108,5

184,6

Bắc Ninh

263884

801525

880816

109,9

277,3

Nguồn: Tổng hợp dữ liệu từ Sách trắng Doanh nghiệp năm 2021
Về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Tốc độ tăng doanh thu bình quân giai đoạn 2016-2019 so với bình quân giai đoạn 2011-2015 của một số trung tâm công nghiệp lớn: TP Hồ Chí Minh tăng 66,6%, Hà Nội tăng 59,7%, Bình Dương tăng 72,4%, Đồng Nai tăng 62,6%, Hải Phòng tăng 138,1%, Bắc Ninh tăng 116,4%. Mặc dù có sự gia tăng về số lượng và quy mô đầu tư, tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh có lãi cao hơn bình quân cả nước và vùng đồng bằng Sông Hồng, song tỷ lệ của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh kinh doanh có lãi lại có xu hướng biến động giảm.
Hình 2: Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh có lãi
ĐVT: %
Nguồn: Tổng hợp dữ liệu từ Sách trắng Doanh nghiệp năm 2021
2. Đánh giá của doanh nghiệp dân doanh về cạnh tranh bình đẳng
Năm 2013, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đưa chỉ số thành phần mới trong chỉ số PCI về Cạnh tranh bình đẳng bao gồm ba khía cạnh (ưu đãi đối với DNNN do Nhà nước quản lý; ưu đãi đối với doanh nghiệp FDI; ưu đãi đối với các công ty lớn và thân quen) nhằm phản ánh nỗ lực của chính quyền các địa phương trong việc tạo ra một “sân chơi” công bằng và bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa đồng thời phản ảnh được các hình thức phân biệt đối xử phổ biến của chính quyền tỉnh- những phân biệt đối xử có thể chèn lấn sự phát triển của khu vực doanh nghiệp dân doanh. Cảm nhận của doanh nghiệp tư nhân về việc chính quyền tỉnh giành nhiều ưu tiên, đãi ngộ để thu hút đầu tư nước ngoài xuất hiện rõ rệt nhất ở một số địa phương trong đó có Bắc Ninh.
Trong năm này, với điểm số thành phần 4,57, Bắc Ninh đứng thứ 52/63 tỉnh, thành phố, kết quả đạt được là không tích cực, đáng lưu ý khi có 32,6% doanh nghiệp được khảo sát đồng ý/hoàn toàn đồng ý cho rằng doanh nghiệp nhà nước thuận lợi hơn trong tiếp cận các khoản tín dụng (tỷ lệ ở tỉnh trung vị là 27,6%). Có 39,2% doanh nghiệp đồng ý/hoàn toàn đồng ý rằng tỉnh ưu tiên giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp FDI hơn là doanh nghiệp dân doanh (tỷ lệ ở tỉnh trung vị là 28,3%, tỷ lệ cao nhất của cả nước là 49,3%) và 42,9% đồng ý/hoàn toàn đồng ý cho rằng tỉnh ưu tiên thu hút FDI hơn là phát triển khu vực tư nhân (tỷ lệ ở tỉnh trung vị là 29,5%), gần đạt đến ngưỡng cao nhất của cả nước (tỷ lệ 46,3%). Đặc biệt có 21,8% doanh nghiệp đồng ý cho rằng các doanh nghiệp FDI thuận lợi trong việc tiếp cận đất đai, tỷ lệ này gấp 1,7 lần tỷ lệ của tỉnh trung vị và 24,8% doanh nghiệp đồng ý rẳng doanh nghiệp FDI có đặc quyền về miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và đây là mức cao nhất của cả nước, gấp 2,6 lần tỷ lệ của tỉnh trung vị. 21,8 % doanh nghiệp đồng ý cho rằng hoạt động của các doanh nghiệp FDI nhận được nhiều quan tâm hỗ trợ hơn trong khi tỷ lệ của tỉnh trung vị là 13,5% và tỷ lệ cao nhất của cả nước là 26,9%. Có thể thấy các yếu tố khảo sát liên quan đến ưu đãi được hưởng của doanh nghiệp FDI so với doanh nghiệp dân doanh, tỉnh Bắc Ninh đều cao hơn mức của tỉnh trung vị, điều này thể hiện sự đánh giá của các doanh nghiệp dân doanh về sự bất bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực cũng như trong đối xử của chính quyền với doanh nghiệp FDI.
Năm 2014, chỉ số cạnh tranh bình đẳng có sự cải thiện nhẹ về điểm và thứ hạng, tăng 0,05 điểm và 6 bậc so với năm 2013. Tuy nhiên, một số yếu tố thành phần có biến động không tích cực so với năm 2014. Các vấn đề liên quan đến tiếp cận nguồn lợi và ứng xử với doanh nghiệp FDI được khảo sát trong chỉ số PCI đều có ưu đãi hơn so với khu vực tư nhân trong nước. Đặc biệt có sự bất bình đẳng lớn trong việc miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp FDI và khu vực tư nhân trong nước, tỷ lệ % doanh nghiệp đồng ý của tỉnh Bắc Ninh về vấn đề này cao nhất cả nước trong cả năm 2014 và 2013.
Hình 3: Điểm Chỉ số Cạnh tranh bình đẳng của Bắc Ninh
giai đoạn 2015 - 2020
Nguồn: Báo cáo Phân tích PCI Bắc Ninh 2020
Năm 2015, chỉ số thành phần Cạnh tranh bình đẳng sụt giảm sâu cả về điểm số (3,5 điểm) và thứ hạng (61/63 tỉnh, thành phố), (giảm 1,12 điểm và tụt 15 bậc so với năm 2014). Tỷ lệ doanh nghiệp đồng ý/hoàn toàn đồng ý với việc tỉnh ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài hơn là phát triển khu vực tư nhân tăng mạnh từ 48% năm 2014 lên 61,2% năm 2015, gấp 1,2 lần mức của tỉnh trung vị. Báo cáo PCI cũng chỉ ra Bắc Ninh là một trong một số tỉnh, thành phố giành nhiều ưu tiên, đãi ngộ để thu hút đầu tư nước ngoài (cùng với Bình Dương, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Hà Nam, Hưng Yên). Đây là xu hướng rất đáng quan ngại, phản ánh sự nỗ lực của chính quyền địa phương trong việc tạo ra một “sân chơi” bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Năm 2016 đánh dấu sự cải thiện đáng kể cả về điểm số thành phần và xếp hạng với 4,77 điểm và hạng 43/63 (tăng 1,27 điểm và 18 bậc so với năm 2015). Đây là thành tích tốt nhất kể từ khi PCI đưa vào đánh giá chỉ số cạnh tranh bình đẳng (từ năm 2013) nhưng vẫn là mức thấp trên phạm vi toàn quốc và thấp hơn một số tỉnh có tốc độ phát triển như Vĩnh Phúc, Quảng Ninh.
Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu PCI năm 2015, 2016
Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy chỉ số thành phần Cạnh tranh bình đẳng là chỉ số kém nhất trong các chỉ số thành phần của tỉnh Bắc Ninh khi ở xa nhất so với mức chuẩn. Những yếu tố liên quan đến doanh nghiệp FDI về ưu đãi thuế, tiếp cận đất đai hay ưu tiên giải quyết khó khăn của chính quyền tỉnh vẫn được khu vực tư nhân đánh giá kém bình đẳng và vẫn là xu hướng đáng quan ngại trong việc tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần.
Năm 2017 lại đánh dấu sự tụt dốc của chỉ số này (3,85 điểm và hạng 59/63 tỉnh, thành phố), giảm 0,92 điểm và tụt 16 hạng so với năm 2016. Mức điểm của Bắc Ninh luôn thấp hơn những tỉnh như Quảng Ninh (đứng đầu PCI 2017), Sơn La (trung vị), Bắc Kạn (cao nhất chỉ số thành phần Cạnh tranh bình đẳng năm 2017). Các yếu tố thành phần của chỉ số này đều biến động không tích cực so với năm 2016 cho thấy sự tồn tại tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực giữa các doanh nghiệp dân doanh với doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp lớn vẫn là vấn đề “nóng”, không có sự cải thiện đáng kể, là trở ngại cho sự phát triển của khu vực tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh.
Năm 2018 chỉ số cạnh tranh bình đẳng của tỉnh Bắc Ninh đạt 5,30 điểm, đây là mức điểm số cao nhất kể từ năm 2013, thứ hạng đạt 44/63 (tăng 15 hạng so với năm 2017).
Năm 2019, điểm số Cạnh tranh bình đẳng của Bắc Ninh đạt 7,51 điểm, tăng 2,21 điểm so với năm 2018, đây là Chỉ số thành phần có điểm tăng nhiều nhất trong 8/10 chỉ số tăng điểm của Chỉ số PCI Bắc Ninh năm 2019; đạt thứ hạng 6/63 (tăng 38 hạng so với năm 2018).
Năm 2020, điểm số Cạnh tranh bình đẳng của Bắc Ninh đạt 6,46 điểm, giảm 1,05 điểm so với năm 2019, giảm 30 bậc từ thứ hạng 6 (năm 2019) xuống thứ hạng 36 (năm 2020). Kể từ năm 2015, điểm chỉ số này của tỉnh Bắc Ninh dao động trong khoảng 3,50 điểm – 5,30 điểm trong giai đoạn 2015 – 2018; đến năm 2019, Chỉ số Cạnh tranh bình đẳng của Bắc Ninh đạt 7,51 điểm, xếp hạng 6/63 và tụt giảm điểm số và thứ hạng vào năm 2020.
Hình 4: Đánh giá một số yếu tố về cạnh tranh bình đẳng