The Provincial Competitiveness Index ( PCI )

CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH

Provincial Green Index

English

Bí thư Đinh La Thăng: Không được để Hòn Ngọc Viễn Đông tụt hậu như một định mệnh

Như một lời nhắc nhở, ông Đinh La Thăng kể lại, quá khứ, Thành phố Hồ Chí Minh với tên gọi Sài Gòn tự hào là trung tâm tài chính, khoa học của Đông Nam Á, từng được tôn vinh là Hòn Ngọc Viễn Đông.

Thế nhưng, thời gian qua, thành phố đã tụt hậu so với vị trí trong khu vực. Có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, song đó không phải là cái cớ để đổ lỗi. Ông Thăng cho rằng, dù bất cứ lý do gì, người Sài Gòn cũng nên cảm thấy tiếc nuối, như một sự thật đắng cay và không thể nào chấp nhận được.

Từ đó, bằng tất cả sự năng động vốn có của mỗi người dân, bản tính kiên cường, chấp nhận thử thách, đoàn kết... Người Sài Gòn, hôm nay, phải có ước muốn giành lại ngôi vị trí trung tâm tài chính, khoa học của khu vực.

Đó là lòng tự trọng và nỗ lực của quốc gia.

"Tôi mạnh mẽ kêu gọi nhân dân toàn thành phố không chấp nhận sự thật đó như một định mệnh. Cha anh chúng ta viết nên huyền thoại về chiến tranh giải phóng cũng với tinh thần không chấp nhận sự đô hộ của ngoại bang như một định mệnh", người đứng đầu Thành ủy TP HCM nói.

Tất nhiên, khôi phục lại vị trí không phải là con đường trải đầy nhung lụa. Bởi Việt Nam trong cuộc chơi hội nhập toàn cầu, thời cơ đã được chia đều cho mỗi quốc gia. Vấn đề là làm sao tận dụng được những thời cơ đó, biến nó thành sự hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng quốc gia?

Bí thư Thăng nhấn mạnh, 7 chương trình đột phá mà thành phố đề ra cho 5 năm tới chính là niềm mong ước chân thành về tương lai của thành phố.

7 chương trình đột phá trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, được ông Thăng nhắc đến, gồm:

1. Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

2. Chương trình cải cách hành chính

3. Chương trình nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh của kinh tế TP

4. Chương trình giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông

5. Chương trình giảm ngập nước, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng

6. Chương trình giảm ô nhiễm môi trường

7. Chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị.

Có thể khẳng định, những chương trình nói trên đều liên quan mật thiết đến đời sống dân sinh của người dân thành phố như ngập nước, kẹt xe, xâm nhập mặn, ô nhiễm không khí, nguồn nước và cả những chính sách tác động đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Và đa số người dân đồng lòng ủng hộ.

Trên tinh thần đó, ông Thăng đề nghị toàn thể cùng phấn đấu để TP HCM tiếp tục vững chắc ở vị trí đầu tàu, dẫn dắt cho sự phát triển của cả khu vực phía Nam, là động lực cho những mục tiêu chiến lược của đất nước.

"Tinh thần yêu nước trong thi đua lao động, học tập, khởi nghiệp, rèn luyện ý chí... là để cùng nhau biến TP HCM thành nơi đáng sống nhất với bất cứ ai, chứ không phải để các đơn vị, các bộ phận hay cá nhân khoe thành tích", ông Thăng nhấn mạnh.

Với nỗ lực xây dựng, bảo vệ và phát triển thành phố, trước đó, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.HCM diễn ra tháng 10/2015, đã thông qua 14 chỉ tiêu. Một số chỉ tiêu chủ yếu được đề ra trong nhiệm kỳ 2015 - 2020:

- Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn TP (GRDP) bình quân hằng năm từ 8 - 8,5%.

- GRDP bình quân đầu người đến cuối năm 2020 đạt 9.800 USD.

- Đến cuối năm 2020, thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo tăng so với đầu năm 2011

là 3,5 lần, giảm tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn chương trình “Giảm nghèo bền vững” giai đoạn 2016 - 2020 bình quân 1%/năm.

- Đến cuối năm 2020, đảm bảo nước sạch cho 100% hộ dân.

- Đến cuối năm 2020, xử lý chất thải y tế và nước thải công nghiệp đạt 100%.

- Về năng lực quản lý của bộ máy chính quyền, phấn đấu TP trong nhóm năm địa phương dẫn đầu cả nước về xếp hạng chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, chỉ số cải cách hành chính...

Dạ Nguyệt

Theo Trí Thức Trẻ

Cafebiz