The Provincial Competitiveness Index ( PCI )

CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH

Provincial Green Index

English

Cà Mau xây dựng chính quyền điện tử

Ba năm gần đây, chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau đều tăng hạng và điểm số thuộc nhóm trung bình so với cả nước. Năm 2018, PCI của tỉnh đạt 61,73 điểm (tăng 1,9 điểm so với năm 2017). Tuy nhiên, nếu so với các tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Cửu Long, vị trí xếp hạng PCI của Cà Mau chưa được cải thiện, xếp cuối cùng trong 13 tỉnh, thành phố khu vực này.

Cán bộ tư pháp hướng dẫn người dân tra cứu thông tin, giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Cà Mau. Ảnh: QUỲNH ANH Cán bộ tư pháp hướng dẫn người dân tra cứu thông tin, giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Cà Mau. Ảnh: QUỲNH ANH

Trước thực tế đó, tỉnh Cà Mau đã mạnh dạn đổi mới nhằm tạo bước phát triển đột phá trong cung cấp dịch vụ hành chính công, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao PCI, chỉ số Cải cách hành chính (PARINDEX)_.. Tỉnh đã đưa vào vận hành Trung tâm giải quyết thủ tục hành chính để phục vụ người dân, doanh nghiệp một cách minh bạch, hiệu quả. Năm qua, có hơn 300 thủ tục hành chính được giảm từ 20 đến 40% thời gian giải quyết; nhiều thủ tục đơn giản được xem xét, giải quyết ngay.

Sau ba năm thực hiện đề án Chính quyền điện tử, tỉnh Cà Mau cơ bản hoàn thành các mục tiêu đề ra, như hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, triển khai các thành phần nền tảng, các ứng dụng của chính quyền điện tử đến các ngành, các cấp. Bên cạnh đó, tỉnh đã nghiên cứu triển khai hệ thống một cửa, việc nộp hồ sơ trực tuyến thông qua cổng dịch vụ công tương đối lớn. Sáu tháng đầu năm 2019, trong tổng số 60.141 hồ sơ đã có hơn 12.500 hồ sơ được nộp theo hình thức trực tuyến, chiếm hơn 20%. Trong tổng số các hồ sơ được nộp trực tuyến thì mức độ 4 chiếm 90%, tương đương hơn 11.300 hồ sơ. Quy trình xử lý một cửa được triển khai đối với tất cả các thủ tục hành chính với thời gian, kinh phí hợp lý, thông qua việc luân chuyển hồ sơ đến các công chức theo quy trình xử lý và ghi nhận các thời điểm hoàn thành, chuyển giao để kiểm soát thời gian xử lý của hệ thống một cửa.

*Tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn tỉnh” với tổng kinh phí dự kiến khoảng 35,3 tỷ đồng. Việc triển khai Đề án nhằm đưa trang phục truyền thống phổ biến hơn trong cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, nâng cao lòng tự hào, ý thức bảo tồn và phát huy giá trị trang phục truyền thống của các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Từ năm 2011 đến tháng 6-2019, ngành văn hóa tỉnh đã lập hơn 3.200 phiếu kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể (trong đó hơn 300 phiếu kiểm kê loại hình tri thức dân gian về trang phục dân tộc); tăng cường tuyên truyền, giới thiệu, tôn vinh trang phục truyền thống các dân tộc thông qua việc tổ chức định kỳ ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc; tuần văn hóa, thể thao, du lịch, thi trang phục dân tộc… Bên cạnh đó, ngành văn hóa tổ chức đào tạo, truyền dạy, phổ biến một số loại hình văn hóa dân tộc như làn điệu then, hát sli… kết hợp với mặc trang phục dân tộc khi biểu diễn. Hội Bảo tồn dân ca tỉnh Lạng Sơn có gần 1.000 hội viên và 50 câu lạc bộ hát dân ca đều sử dụng trang phục dân tộc truyền thống trong sinh hoạt và biểu diễn. Chính quyền một số huyện hỗ trợ may trang phục truyền thống cho học sinh ở các bậc học; quy định bắt buộc việc mặc trang phục truyền thống trong trường học vào một số ngày trong tuần để giúp lớp trẻ làm quen với trang phục truyền thống của dân tộc mình.

Theo Báo Xã luận