Trao đổi với DĐDN ông Hà Quang Trung, Giám đốc Sở Tài Chính Điện Biên cho rằng, cùng một loạt các giải pháp liên quan đến CCHC của ngành mà trọng tâm là tiếp tục hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh cải cách TTHC thuế và hải quan; giảm thời gian thực hiện TTHC, bảo đảm công khai, minh bạch; cải cách toàn diện quy định về quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu…

Ông Hà Quang Trung cho biết, qua việc tổ chức thực hiện, chính sách thu thuể, phí, lệ phí nói chung và chính sách thu thuế, phí, lệ phí do địa phương ban hành nói riêng, về cơ bản đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Riêng 6 tháng đầu năm 2019 các loại thuế, phí, lệ phí thu trên địa bàn tỉnh thực hiện được 16 tỷ 200 triệu đồng/26 tỷ đồng, đạt 62,31% dự toán giao, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước.

- Kết quả này có được nhờ những giải pháp cải cách TTHC thuế, thưa ông?

Ngay t đầu năm các cấp, ngành địa phương đã chủ động phối hợp chặt chẽ thực hiện nhiệm vụ quản lý thu ngân sách trên địa bàn của tỉnh, đảm bảo tập trung các khoản thu nộp kịp thời vào NSNN theo đúng quy định, kiểm soát chặt chẽ các khoản thu. Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thu đã thực hiện nghiêm túc việc công khai, niêm yết danh mục và mức thu từng loại thuế, phí, lệ phí tại các cơ sở thu phí, các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân có liên quan thực hiện.

- Được biết, để đơn giản hóa các TTHC, giảm phiền hà, chi phí, thời gian, công sức cho tổ chức, công dân, từ năm 2016 Sở đã ban hành Quy chế giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa tại Sở. Việc thực hiện cơ chế này được thực hiện ra sao, thưa ông?

Cùng với việc ban hành Quy chế giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, Sở ban hành Quyết định phân công công chức làm việc tại “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông”. Việc rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính và công khai niêm yết tại nơi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên trang website của Sở đã giúp giải phóng nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân khi tham gia giao dịch.

Sở cũng đã chỉ đạo các phòng chuyên môn thuộc Sở tham mưu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình cải cách thủ tục hành chính.

Cán bộ, công chức làm việc có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp, có kỹ năng giao tiếp đảm bảo việc tiếp nhận và hướng dẫn các nội dung thực hiện cơ chế một cửa cho tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu giải quyết theo đúng quy định. Quy định rõ trách nhiệm của các phòng và CBCC làm việc ở bộ phận "Một cửa" trong việc giải quyết TTHC cho tổ chức và công dân, mở sổ theo dõi giải quyết TTHC, có giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả, phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ.

p/Đơn giản hóa thủ tục hành chính và niêm yết công khai tại nơi tiếp nhận giúp Sở Tài chính Điện Biên giải phóng nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân khi tham gia giao dịch.

Đơn giản hóa thủ tục hành chính và niêm yết công khai tại nơi tiếp nhận giúp Sở Tài chính Điện Biên giải phóng nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân khi tham gia giao dịch.

Trong quá trình thực hiện tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả hồ sơ theo cơ chế "Một cửa", đã thường xuyên phối hợp với các phòng chuyên môn thuộc Sở để kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình giải quyết công việc để tránh phiền hà cho tổ chức, cá nhân đến làm việc; Luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đến giải quyết công việc, đảm bảo TTHC được giải quyết nhanh gọn, đầy đủ, chính xác và kịp thời.

Sở cũng thực hiện công khai minh bạch, cập nhật danh mục và nội dung các TTHC thuộc thẩm quyền trên trang thông tin của Sở kết nối với trang thông tin của UBND tỉnh để các tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh tiếp cận. Chính điều này góp phần nâng Chỉ số công khai ngân sách tỉnh (POBI) năm 2018 đứng thứ 13/63 tỉnh, thành phố do tổ chức Liên minh Minh bạch Ngân sách (BTAP) thực hiện với sự chủ trì của Trung tâm phát triển và hội nhập (CDI) và Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR).

Một vấn đề quan trọng nữa, để nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức trong công tác cải cách hành chính công; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào thực hiện công việc của ngành, nên định kỳ hàng năm Sở cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện luân chuyển điều động cán bộ theo yêu cầu tính chất công việc.

- Trước thực tế nguồn ngân sách đầu tư công còn hạn hẹp, Sở đã tham mưu tỉnh đề ra những giải pháp nào nhằm thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước, thưa ông?

Với đặc thù là một tỉnh miền núi còn nghèo, nhiều khó khăn do vậy, việc thu hút, huy động vốn đầu tư luôn được tỉnh đặc biệt quan tâm. Để làm được điều này, trước hết Sở đã đẩy mạnh CCHC, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tổ chức hội nghị gặp mặt, đối thoại doanh nghiệp, nhà đầu tư để kịp thời có giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc.

Ngoài ra, tỉnh còn tổ chức và tham gia các chương trình xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại có trọng tâm trọng điểm trong và ngoài nước để đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư. Trong năm 2018, tỉnh đã quyết định chủ trương đầu tư cho 25 dự án và 4 dự án đang hoàn thiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký trên 4.900 tỷ đồng; cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh cho 5 dự án. Trong đó kêu gọi, thu hút đầu tư 6 dự án vào cụm công nghiệp, 16 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng và 3 dự án khai thác chế biến khoáng sản. Huy động được nguồn vốn hồ trợ của Thành ủy TP.HCM đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa huyện Mường Ảng…

- Để thực hiện hiệu quả Nghị quyết số Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP; 35/NQ-CP; 02/NQ-CP của Chính phủ, ông có đề xuất gì với tỉnh cũng như các Bộ ban ngành TƯ?

Để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng Chỉ số PCI, tôi cho rằng, tỉnh cần tăng cường theo dõi, đôn đốc, xử lý trách nhiệm đối với các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch số 1088/KH-UBND ngày 23/4/2019 Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021…

Bên cạnh đó, triển khai có hiệu quả các nội dung về Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh chỉ đạo các địa phương thực hiện Đề án mỗi xã một sản phẩm (OCOP)… Đồng thời, xã hội hóa, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển du lịch, tăng cường liên kết phát triển du lịch, phát triển sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo… Xây dựng các giải pháp thu hút đội ngũ cán bộ có trình độ cao về công nghệ thông tin về làm việc cho tỉnh nhằm thúc đẩy việc làm chủ ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin trong giải quyết công việc…

Đặc biệt, các Bộ, ngành TƯ báo cáo Chính phủ quan tâm sớm triển khai nâng cấp Cảng hàng không Điện Biên theo quy hoạch được duyệt để đáp ứng nhu cầu lưu thông người dân và khách du lịch qua đó tạo động lực cho tỉnh Điện Biên… Mặt khác, nghiên cứu ban hành đồng bộ các văn bản Luật và hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư công, về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP), để các địa phương có cơ sở triển khai thực hiện…

- Xin cảm ơn ông!