The Provincial Competitiveness Index ( PCI )

CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH

Provincial Green Index

English

Cao Bằng triển khai đề án nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh (PCI) tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2017 -2020

Tin tháng 8 năm 2017

Buổi chiều ngày 19/8, đồng chí Nguyễn Trung Thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị triển khai Đề án Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2017 – 2020 đối với lãnh đạo các sở, ban, ngành các huyện, thành phố..

Buổi chiều ngày 19/8, đồng chí Nguyễn Trung Thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị triển khai Đề án Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2017 – 2020 đối với lãnh đạo các sở, ban, ngành các huyện, thành phố..

Đồng chí Nguyễn Trung Thảo, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại Hội nghị

Căn cứ kết quả xếp hạng chỉ số PCI năm 2016 của tỉnh Cao Bằng, kết quả phiếu khảo sát lấy ý kiến của doanh nghiệp đối với môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh; kết quả đánh giá thực hiện Đề án Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh 6 tháng đầu năm 2017, phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017; kiểm tra, rà soát việc thực hiện đề án và các nhiệm vụ đã phân công cơ quan đầu mối thực hiện mục tiêu cải thiện chỉ số PCI tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2017 - 2020.

6 tháng đầu năm UBND tỉnh đã tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành nhằm tạo điều kiện môi trường đầu tư kinh doanh cho các doanh nghiệp hoạt động, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác chỉ đạo điều hành cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, tỉnh đã ban hành các văn bản: Kế hoạch số 469/KH-UBND, ngày 27/2/2017; Kế hoạch số 53/KH-UBND, ngày 07/3/2017; Kế hoạch số 1086/KH-UBND, ngày 14/4/2017; Quyết định số 512/QĐ - UBND, ngày 13/4/2017. Trong đó, trọng tâm là Quyết định số 510/QĐ-UBND ngày 12/4/2017 Phê duyệt Đề án Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (CPI) tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2017-2020. Mỗi chỉ số thành phần trong Đề án CPI của tỉnh đã được UBND tỉnh giao cho từng đơn vị đầu mối chịu trách nhiệm chính trong việc cải thiện. Cụ thể về: chi phí gia nhập thị trường phấn đấu đạt 8,5 điểm, chỉ số cạnh tranh bình đẳng phấn đấu đạt trên 6 điểm (Sở Kế hoạch và Đầu tư); tiếp cận đất đai phấn đấu đạt trên 6 điểm (Sở Tài nguyên và Môi trường); tính minh bạch phấn đấu đạt trên 6 điểm (Sở Thông tin và Truyền thông); chi phí thời gian phấn đấu đạt trên 7 điểm (Sở Nội vụ); chi phí không chính thức phấn đấu đạt trên 6 điểm (Thanh tra tỉnh); tính năng động phấn đấu đạt trên 6 điểm (Văn phòng UBND tỉnh); dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phấn đấu đạt trên 6 điểm (Sở Công Thương); chỉ số đào tạo lao động phấn đấu đạt trên 6,5 điểm (Sở Lao động Thương binh và Xã hội); chỉ số thiết chế pháp lý phấn đấu đạt trên 6 điểm (Sở Tư pháp). Trên cơ sở Đề án các đơn vị đầu mối đã xây dựng kế hoạch cải thiện chỉ số thành phần được giao phụ trách.

Từ đầu năm đến nay, chất lượng cải cách thủ tục hành chính được cải thiện đáng kể, UBND tỉnh đã công bố mới 40 thủ tục hành chính, bãi bỏ 15 thủ tục hành chính; phê duyệt danh mục thủ tục hành chính thực hiện qua dịch vụ bưu chính công ích của 8 sở, ban, ngành; triển khai ứng dụng phần mềm hệ thống một cửa liên thông hiện đại tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ tại 100% cơ quan, đơn vị.

Các chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đã được triển khai tích cực, tập trung hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 210 của Chính Phủ và Nghị Quyết số 58 của HĐND tỉnh; chính sách thu hút đầu tư từng bước được điều chỉnh, bổ sung theo hướng thông thoáng, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.

6 tháng đầu năm, thành lập mới 82 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký 646,7 tỷ đồng tăng trên 50% so với cùng kỳ; 09 chi nhánh, 03 văn phòng đại diện; 05 hợp tác xã. Có 15 dự án mới được cấp Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng nguồn vốn đăng ký trên 4 tỷ đồng.

Kết luận Hội nghị, đồng chí Nguyễn Trung Thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: các cấp, các ngành cần tiếp tục quan tâm và thực hiện tốt Đề án Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh PCI tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2017 – 2020, cần thực hiện hiệu quả các nhóm giải pháp mà Đề án đề ra, nghiên cứu kinh nghiệm của các chuyên gia đã đưa ra tại buổi tọa đàm cải thiện chỉ số PCI tỉnh Cao Bằng – thực trạng và giải pháp; trong đó cần lưu ý nhóm các giải pháp để tập trung thực hiện cải thiện đối với 3 chỉ số thành phần được đánh giá thấp nhất đó là tính minh bạch, chí phí không chính thức và tính năng động của lãnh đạo. Tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ lãnh đạo, cán bộ công chức trong xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, nâng cao PCI của tỉnh. Nâng cao tính năng động, linh hoạt của lãnh đạo các cấp, các ngành, gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bằng hình thức khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh, gắn với công tác bổ nhiệm, luân chuyển, chuyển đổi vị trí việc làm trong cơ quan, đơn vị; học tập một số tỉnh có nhiều sáng kiến mô hình nâng cao hiệu quả cải thiện môi trường kinh doanh. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính gắn công khai, minh bạch hóa thông tin cho doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng và khả năng cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp. Huy động nguồn lực đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội trọng điểm.

Kim Cúc

Cao Bằng