The Provincial Competitiveness Index ( PCI )

CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH

Provincial Green Index

English

Chỉ số cạnh tranh: Việt Nam tăng nhưng các nước khác cũng thay đổi mạnh mẽ

Trao đổi với Tiền Phong, Trưởng Ban Pháp chế VCCI, ông Đậu Anh Tuấn cho hay, dù được ghi nhận với nhiều chỉ số tăng hạng trong môi trường kinh doanh nhưng thực tế, Việt Nam tăng một, các nước tăng còn mạnh hơn.

Xem thêm: Chỉ số cạnh tranh: Việt Nam tăng nhưng các nước khác cũng thay đổi mạnh mẽ

+ Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố Báo cáo Môi trường kinh doanh 2018. Theo đó, với hàng loạt chỉ số tăng điểm, Việt Nam đã tăng tới 14 bậc so với năm ngoái, xếp vị trí 68 trong tổng số 190 nền kinh tế được đánh giá. Ông có bình luận gì về những thay đổi trong thủ tục hành chính và các chỉ số mà chúng ta đã đạt được?

- Các tổ chức xúc tiến vẫn sử dụng. Chính phủ cũng xác định dựa vào các thước đo trong bảng xếp hạng Doing Business để cải thiện các lĩnh vực hoạt động của Chính phủ và bộ ngành. Cũng chính nhờ quyết tâm này, đã có hàng loạt nghị quyết như Nghị quyết 19, Nghị quyết 35 và nhiều văn bản chỉ đạo khác về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính. Qua thời gian 4 – 5 năm, có thể khẳng định, việc thúc đẩy cải cách hành chính là bước đi đúng đắn của Chính phủ. Kết quả cũng đã được ghi nhận qua thước đo này. Kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia của Diễn đàn Kinh tế thế giới và Doing Business của Ngân hàng Thế giới cũng cho thấy rõ điều này.

Các năm trước có chỉ số chuyển biến nhanh, có cái chậm hơn nhưng năm nay Việt Nam có tới 8 chỉ số đều tăng và tăng rất mạnh. Điểm đặc biệt, năm nay không có chỉ số xếp hạng nào của Việt Nam bị tụt bậc. Điều này cho thấy sự chuyển động đồng đều của các bộ ngành và vai trò rất rõ của Chính phủ.

Chỉ số cạnh tranh: Việt Nam tăng một, các nước tăng gấp nhiều lần - ảnh 1
Theo Doing Business 2018, chỉ số nộp thuế và bảo hiểm xã hội tăng điểm và tăng hạng nhiều nhất với mức tăng lần lượt 14,78 điểm và 81 bậc
+ Lĩnh vực thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội năm nay đã có sự thay đổi được đánh giá cao về thứ hạng. Những cải cách này, theo ông, đã cho thấy điều gì?

- Tuy nhiên, cũng phải ghi nhận là các cải cách có độ trễ nhất định. Như cải cách trong lĩnh vực nộp thuế hay tiếp cận điện năng đã được thực hiện 3-4 năm nay nhưng trong 2 năm gần đây kết quả xếp hạng mới thể hiện một cách rõ nét nhất. Như lĩnh vực thuế, những cải cách được thực hiện từ năm 2015 – 2016 nhưng đến nay mới có thể thấy rõ những tác dụng như: Một luật sửa 6 luật liên quan đến thuế hay một nghị định sửa 5 nghị định về thuế. Những sửa đổi này giờ cũng mới mang lại kết quả được ghi nhận.

Cũng phải thừa nhận nhiều lĩnh vực có sự thay đổi khá mạnh mẽ. Như lĩnh vực thuế, trước đây, nộp thuế và bảo hiểm xã hội luôn xếp thứ hạng thấp trong Doing Business. Nay lại là lĩnh vực có sự cải thiện ngoạn mục khi tăng 81 bậc, lên xếp vị trí 86/190. Tuy nhiên, sự tăng bậc mạnh mẽ này vẫn hơi chậm khi thể hiện qua xếp hạng trong Doing Business trong khi lĩnh vực thuế đã có rất nhiều thay đổi thời gian qua, từ thay đổi về khuôn khổ pháp lý, trong đó có những thay đổi rất quan trọng. Như trước đây, khai thuế VAT, thuế GTGT thực hiện mỗi tháng, nay đã thay đổi thành khai thuế theo quý giúp số lần khai thuế từ 12 lần/năm giảm xuống còn 4 lần/năm. Đây là sự thay đổi rất đáng kể.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các thủ tục về thuế như: khai thuế trên mạng, chữ ký số, hóa đơn điện tử…Sự thay đổi trong lĩnh vực thuế thời gian vừa qua là một hành trình ấn tượng do cải cách lĩnh vực này không hề dễ. Hơn nữa, thuế là ngành chuyên thu tiền nên dù sao doanh nghiệp cũng không thích.

Tuy nhiên, dù có cải cách nhưng nhìn trên bảng xếp hạng, có thể thấy thời gian, không gian cải cách trong lĩnh vực thuế vẫn còn nhiều. Thời gian nộp thuế hiện giảm rất mạnh nhưng vẫn là mức cao và khoảng cách vẫn còn xa so với các nước khác trong khu vực ASEAN. Ngành thuế cần tiếp tục có nhiều cải cách mạnh mẽ hơn nữa.

+ Vậy còn với lĩnh vực tiếp cận điện năng thì sao trong khi đây là một trong 5 cải cách lớn được ghi nhận của Việt Nam năm nay?

- Phải ghi nhận ngành điện thời gian gần đây đã tập trung cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ hơn trong việc tiếp cận điện năng. Doing Business cũng ghi nhận những thay đổi trong thanh toán của ngành điện giúp mọi giao dịch thuận tiện hơn. Điểm đáng ghi nhận nữa là ngành này đã tập trung quan tâm hơn đến nhu cầu của khách hàng sử dụng điện. Các chương trình đánh giá sự hài lòng của khách hàng, các chương trình cải thiện chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng cũng nhận được phản hồi tích cực từ các doanh nghiệp.

Khảo sát của VCCI những năm gần đây cho thấy, việc áp dụng hóa đơn điện tử, thanh toán online, tra cứu thông tin trên mạng… là những chuyển biến đáng ghi nhận. Việc chỉ số tiếp cận điện năng thay đổi không còn liên quan đến vấn đề của một ngành công thương mà còn là vấn đề về môi trường kinh doanh của đất nước. Rõ ràng, những việc họ đã làm được thời gian qua đã được những nhà đầu tư, doanh nghiệp và người tiêu dùng đánh giá cao.

+ Dù được ghi nhận là có sự thay đổi nhưng thực tế, các doanh nghiệp vẫn phàn nàn về việc thủ tục hành chính rồi các điều kiện kinh doanh hành doanh nghiệp vẫn còn. Ông đánh giá thế nào về việc này?

- Doing Business của Ngân hàng thế giới là tập trung vào đo lường các quy định về kinh doanh. Vấn đề lớn của Việt Nam là từ quy định đến thực tiễn luôn có khoảng cách dài. Quy định tốt chưa chắc đã thực hiện tốt. Việc ban hành một quy định mới không có có nghĩa lĩnh vực đó sẽ có chuyển biến lớn. Vì vậy, việc thúc đẩy thực thi, quá trình giám sát thực thi cũng là vấn đề lớn.

Nếu chúng ta chỉ hài với Doing Business thì không thể đủ được. Cải thiện các quy định phù hợp thông lệ quốc tế cũng là nhu cầu rất cần thiết. Có thể nói Chính phủ đang làm rất tốt nhưng cần đảm bảo doanh nghiệp thụ hưởng được các thủ tục hành chính thuận lợi. Phải đảm bảo doanh nghiệp không bị phân biệt đối xử, không bị thuế, hải quan hành. Mọi thứ phải tin cậy, minh bạch, thuận lợi.

Cũng phải nhớ rằng, Việt Nam tăng hạng nhưng các nước khác như Indonesia, Malaysia…cũng có sự thay đổi rất mạnh mẽ. Dù tăng bậc mạnh nhưng chỉ xét trong ASEAN, Việt Nam mới chỉ trong top 5, chưa lọt được vào top 4, top 3. Vì vậy, cho rằng mình đã làm tốt rồi thì khó có thể thay đổi được so với sự thay đổi cạnh tranh từ các nước. Việt Nam chúng ta chưa thể hài lòng với kết quả hiện tại và cần cố gắng hơn nữa trong kết quả Doing Business.

Cảm ơn ông

WB xếp hạng môi trường kinh doanh được dựa trên 10 tiêu chí gồm: Thành lập doanh nghiệp; xin cấp phép xây dựng; tiếp cận điện năng; đăng ký tài sản; vay vốn; bảo vệ nhà đầu tư nhỏ; nộp thuế; giao thương quốc tế; thực thi hợp đồng; xử lý khi mất khả năng thanh toán.