The Provincial Competitiveness Index ( PCI )

CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH

Provincial Green Index

English

“Chín ép” hay “Chín tự nhiên”?

Việc tiếp tục tập trung cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh đang được Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương quyết liệt triển khai. Điều này góp phần quan trọng trong việc đạt mục tiêu có 1 triệu DN “khoẻ mạnh” đến năm 2020 của Chính phủ. Và nếu cứ đà phát triển này thì việc đạt chỉ tiêu về số lượng sẽ không mấy khó khăn.

Nhưng để đạt về mặt chất lượng thì sẽ khó nói, nếu DN được thành lập theo kiểu “chín ép”.

Để triển khai Nghị quyết 35/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển đến năm 2020. Các địa phương đều đưa ra những cam kết và đặt cho mình một mục tiêu. Chỉ cần nhìn vào mục tiêu theo cam kết của hai TP đầu tầu nền kinh tế là TP Hà Nội đạt 400.000 DN, TP HCM đạt 500.000 DN, việc cả nước đến năm 2020 đạt 1 triệu DN là chuyện “dư sức”.

Một hộ kinh doanh sản phẩm lụa tại khu phố cổ TP Hà Nội (xin được dấu tên) cho biết, từ khi chuyển thành DN, các khoản chi phí, đóng góp tăng vọt. Từ công an phường đến cán bộ dân phố… đều dẫn chứng theo cách “đến hộ kinh doanh cá thể mà còn đóng góp 2 triệu đồng” thì DN phải đóng góp tăng gấp đôi…. Chủ DN mới thành lập này “bức xúc”, nếu mình làm ăn được thì mấy khoản đóng góp kia chẳng đáng là bao, nhưng khi khó khăn mà bị “đòi” theo kiểu này thì chịu sao nổi. Đã vậy, nếu thành DN thì phải có kế toán trưởng, phải có bộ máy phát sinh chi phí. Đây là những thứ một số người cho rằng chỉ giải quyết khâu “oai”, người kinh doanh chẳng được lợi gì nếu là DN thì từ chi phí chính thức cho thủ tục hành chính đến chi phí không chính thức đều tăng nên “dại gì” mà nâng cấp lên thành DN.

Báo cáo nhanh triển khai Nghị quyết số 35/NQ-CP của VCCI trước Chính phủ mới đây đã chỉ ra, một số tỉnh, thành phố chưa giao rõ cho các đơn vị trực thuộc thời gian triển khai các hoạt động thực hiện Chương trình hành động. Công cuộc cải cách hành chính và chủ trương xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động và phục vụ đã và đang tạo ra những lực đẩy tích cực hỗ trợ và phát triển DN. Nhưng mọi chuyện phải từ những cậu chuyện thực tế, hay còn gọi là “hơi thở” của DN.

Chính vì vậy, VCCI đã kiến nghị, Chính phủ cần có hướng dẫn để việc tổ chức đối thoại DN tại các địa phương đi vào thực chất, giải quyết một cách tổng thể các vấn đề của DN hướng tới nâng cao năng lực cạnh tranh của DN… Ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng ban pháp chế VCCI cho rằng, hộ kinh doanh có muốn “lên” DN hay không phụ thuộc vào nhu cầu và động cơ kinh tế của họ. Nếu do phong trào, hoặc dự thảo nghị định có ý hướng tới để đạt được một mục đích phong trào nào đó, càng chứng minh thủ tục hành chính của VN vẫn còn rất nặng nề ở nhiều lĩnh vực. Việc buộc các hộ kinh doanh phải đăng ký DN còn gây thêm khó khăn, tăng chi phí hoạt động không cần thiết cho đối tượng này. Khi nào hộ kinh doanh có nhu cầu mở rộng và phát triển quy mô, cơ quan thuế khuyến khích và hỗ trợ họ lên DN. Đừng nên thúc ép họ để đạt được chỉ tiêu mỗi quận, huyện có bao nhiêu DN được thành lập.

Bá Tú

Enternews