The Provincial Competitiveness Index ( PCI )

CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH

Provincial Green Index

English

Có một rừng thủ tục tại địa phương

Thủ tục hành chính tại mỗi địa phương đang ở con số 1.400 – 1.800 thủ tục hành chính - Đây là kết quả điều tra tại các địa phương của Ban soạn thảo Luật Hành chính công vừa công bố.

Đại diện Cty CP Đồng Tâm Nghệ An đã phải than thở với báo chí: “DN chúng tôi xuất nhập khẩu lâm sản, cán bộ hải quan tính theo mét khối để lấy tiền bôi trơn. Khối lượng gỗ nhiều lên, chúng tôi không thể tiếp tục nộp thì bị gây khó dễ. Thậm chí, khi nộp hồ sơ làm thủ tục, hải quan không giải quyết hồ sơ nhưng không đưa ra lí do cụ thể, cứ lòng vòng hồ sơ từ phòng này sang phòng khác. Chúng tôi không dám nêu tên vì sợ bị trù úm trong quá trình làm thủ tục tiếp theo”.

br class=

Hải quan KCX Long Bình hướng dẫn thủ tục hải quan cho DN. Ảnh: Nguyễn Hiền

Chi phí bôi trơn tỷ lệ thuận với hàng hoá

Hầu hết các DN không dám công bố tiền bôi trơn vì sợ nhẹ thì bị trù úm, nặng có thể bị khởi tố hình sự về tội đưa hối lộ. Chính vì vậy, câu chuyện của Cty CP Đồng Tâm Nghệ An chia sẻ với báo chí thể hiện sự dũng cảm của họ. Theo đại diện DN này, có tình trạng một số cán bộ cục hải quan địa phương lợi dụng việc DN hiểu biết chưa đầy đủ quy định pháp luật đã áp dụng cách quản lý “mềm nắn rắn buông”.

Câu chuyện của Cty Đồng Tâm không phải hiếm gặp, vấn đề là làm thế nào để họ dám nói thật. Các kết quả điều tra xã hội học sẽ mang đến đều này vì DN không phải nói rõ danh tính.

Khảo sát PCI được VCCI công bố mới đây đã chỉ ra, cộng đồng DN còn lo ngại tính minh bạch, chi phí không chính thức, chi phí thời gian thực hiện các TTHC. Theo ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng ban Pháp chế VCCI, trung bình có khoảng 66% DN thường xuyên chi trả các khoản không chính thức, đây là mức cao hơn giai đoạn trước. Ngoài ra, cộng đồng DN cũng cho rằng, tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho DN vẫn phổ biến. Liên tục trong ba năm vừa qua, cứ 3 DN thì 1 DN phải dành trên 10% quỹ thời gian của mình để thực hiện TTHC. Có tới 41% trả lời gặp phiền hà trong thực hiện TTHC như việc cấp giấy phép thành lập DN, bổ sung, sửa đổi ngành nghề kinh doanh, thủ tục hành chính thuế, hải quan. 63% DN thấy khó khăn khi các loại biểu mẫu hay thay đổi, 33% cho rằng, thời gian giải quyết thủ tục quá dài, 33% doanh nghiệp thường bị yêu cầu cung cấp thêm giấy tờ… Sự chậm trễ giải quyết TTHC có thể đẩy doanh nghiệp đến sự mệt mỏi, chán chường, thậm chí dẫn tới thua lỗ, phá sản.

Chính vì vậy, cải cách hành chính, đặc biệt là TTHC luôn là vấn đề nóng gây bức xúc trong xã hội. Bởi vì, đây là việc thường ngày dù ít hay nhiều, người dân, DN đều phải va chạm với cơ quan Nhà nước để hoàn thiện một loại TTHC nào đó.

Hạn chế tiếp xúc trong giải quyết thủ tục

Dự thảo Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua vào kỳ họp tới. Giải quyết những vấn đề trên thuộc nhiệm vụ chính của dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng. Do đó, dự Luật Hành chính công được kỳ vọng nhiều vào việc xây dựng một nền hành chính công chuyên nghiệp. Trưởng ban soạn thảo dự án Luật Hành chính công, bà Trần Thị Quốc Khánh - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc Hội cho rằng, người dân và DN đang có yêu cầu cao hơn với bộ máy hành chính, nhất là trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện dịch vụ công trực tuyến, đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Chỉ cần nhìn vào số lượng TTHC của mỗi địa phương cũng có thể thấy mức độ cải cách được thực hiện ra sao? Rõ ràng những địa phương áp dụng nhiều mô hình trung tâm hành chính công hay trung tâm một cửa đã góp phần đáng kể giảm số TTHC. Chỉ cần giảm 1 thủ tục thì người dân và DN đã giảm được biết bao chi phí và thời gian, trong khi số TTHC của mỗi địa phương chênh lệch từ 1.400 – 1.800.

Tuy nhiên theo bà Khánh, một trong những mục tiêu chính mà Ban soạn thảo dự Luật Hành chính công đặt ra là tạo hành lang pháp lý góp phần thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng Chính phủ, chính quyền điện tử. Hạn chế sự tiếp xúc giữa người dân, DN với cán bộ công chức trong giải quyết TTHC sẽ là khâu cơ bản của giảm chi phí không chính thức và thời gian.

TS Lê Hồng Sơn – Nguyên Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Bộ Tư Pháp, thành viên Ban soạn thảo Luật Hành chính công cho biết, hiệu quả cải cách hành chính của Chính phủ thời gian qua xuống đến địa phương và cán bộ công chức vẫn còn rất hạn chế. Đáng lo ngại hơn, rất nhiều cán bộ công chức vẫn tìm mọi cách để nhũng nhiễu, trục lợi dưới nhiều hình thức.

Thực tế, việc hô khẩu hiệu hay nghe báo cáo thành tích trong cải cách TTHC thời gian qua đã khiến người dân và DN nản lòng. Chính vì vậy, ngay vào lúc này khi Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Hành chính công chưa được thông qua thì vấn đề mỗi địa phương đơn giản được bảo nhiêu TTHC, những TTHC nào được thực hiện trực tuyến qua internet là điều mà người dân quan tâm hơn cả.