The Provincial Competitiveness Index ( PCI )

CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH

Provincial Green Index

English

Đà Nẵng - Nghịch lý về nguồn nhân lực

Con người luôn là yếu tố đầu tiên, quyết định đến sự thành bại của hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp. Với Đà Nẵng, một đô thị trẻ, năng động, có tốc độ phát triển kinh tế nổi bật trong khu vực miền Trung - ngay từ đầu những năm vừa chia tách tỉnh đã chú trọng đến việc đào tạo nghề, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực. Tuy vậy, đến nay vẫn tồn tại nhiều bất cập, nghịch lý vì thực trạng thừa lao động mà lại tuyển không ra người làm...
Mất cân đối về đào tạo
Sau 3 năm liên tiếp đứng đầu toàn quốc về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (CPI), năm 2012 TP.Đà Nẵng bị rơi tuột đến thứ hạng… 5 và đến 2013 thì không còn được nằm trong “TOP 10”. Trong đó, chỉ số về nguồn nhân lực bị tuột điểm nhiều nhất. Theo phản ánh của phần lớn các DN trên địa bàn Đà Nẵng, thì việc tuyển dụng nhân sự ở địa bàn này rất khó.
Thậm chí, DN trực tiếp nhận hồ sơ, phỏng vấn tại các hội chợ việc làm nhưng vẫn không tìm được người lao động. Trong khi đó, báo cáo của Sở LĐTB&XH, hiện nay hệ thống đào tạo nghề của địa phương đã nâng cao, mở rộng với quy mô rộng khắp, đủ các ngành nghề, sát với thực tiễn. Mỗi năm, con số lao động qua đào tạo trên dưới 30.000 người. Vì sao lại có nghịch lý này?
Phó GĐ Sở LĐTB&XH TP.Đà Nẵng, ông Nguyễn Văn An thừa nhận đang tồn tại một mâu thuẫn giữa nhu cầu nhân công của DN và người lao động thiếu việc hiện nay. Theo ông An, điều tra khảo sát của của ngành LĐTB&XH đầu năm 2012, có đến 45% công nhân lao động tại Đà Nẵng là dân nhập cư. Trong đó có 49% trong tổng số gần 70.000 công nhân tại 6 khu công nghiệp, chế xuất tại Đà Nẵng là dân đến từ địa phương khác.
Phần lớn người lao động ly nông, đến từ vùng nông thôn, miền núi của các tỉnh thành lân cận. Đây là vấn đề bình thường, phù hợp với điều kiện đầu tư trước đây tại địa phương. Phần lớn các DN hoạt động tại các KCN đều đầu tư vào các ngành nghề gia công, may mặc… nên nhu cầu tuyển lao động nhiều nhưng không đòi hỏi tay nghề cao.
Tuy nhiên, những năm gần đây, loại hình đầu tư này dần dịch chuyển về nông thôn, các địa phương lân cận cũng hình thành các KCN, có nhà máy và tất nhiên lực lượng lao động nhập cư vào Đà Nẵng bị thâm hụt vì họ rút về quê. Cư dân Đà Nẵng lại “chê” công việc lao động chân tay, nhưng lại thiếu trình độ cao để vào các DN công nghiệp công nghệ cao, đòi hỏi tay nghề chất lượng.
Ngoài ra, việc giáo dục đào tạo nghề trong vài chục năm gần đây gần như bị phát triển nóng, thả nổi về công tác sàng lọc chất lượng, định hướng nghề nghiệp, dẫn đến thực trạng nguồn nhân lực sau đào tạo vừa thiếu lại vừa thừa.
Cụ thể như ngành sư phạm. Tại Đà Nẵng, mỗi năm có trên 300 viên viên sư phạm tốt nghiệp, song địa phương chỉ tuyển dụng 15- 20 biên chế. Việc thừa, dồn ứ giáo viên thất nhiều năm lên đến con số hàng ngàn người. Sự dôi dư này vừa gây lãng phí xã hội vừa tạo áp lực giải quyết việc làm cho địa phương.
Làm lại từ đầu
Thực tế, nhu cầu nguồn nhân lực phù hợp cho các DN ở Đà Nẵng hiện nay rất lớn, trong đó các ngành nghề thuộc lĩnh vực du lịch, công nghiệp công nghệ cao như lắp ráp ô tô, sản xuất các linh kiện phụ trợ công nghiệp sản xuất ô tô, điện…
Trước thực trạng mất cân đối trong đào tạo nghề, tồn tại nghịch lý nguồn lao động vừa thừa lại vừa thiếu, ngành LĐTB&XH TP.Đà Nẵng hiện đã “bắt tay” với các trường cao đẳng nghề, các doanh nghiệp, hiệp hội nghề, ngân hàng… để khảo sát nhu cầu việc làm, tổ chức đào tạo có trọng điểm, có chủ đích và chất lượng. Theo đó sẽ tạo điều kiện cho người học từ việc vay vốn đóng học phí cho đến tạo việc làm, trả nợ.
Mô hình đào tạo gắn với DN không phải là mới, thực tế đã được áp dụng khả quan ở nhiều địa phương. Năm 2010, Cty CP Thủy điện A Vương đã từng tuyên bố "hiến" nhà máy thủy điện cho nghiên cứu, đào tạo. Chủ tịch HĐQT Cty CP Thủy điện A Vương lúc bấy giờ -ông Nguyễn Văn Lê, đã cho biết sẵn sàng "hiến toàn bộ" Nhà máy thủy điện Đại Đồng, Quảng Nam cho trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng để phục vụ công tác nghiên cứu, thực tập và giảng dạy cho sinh viên.

Mất cân đối về đào tạo

Sau 3 năm liên tiếp đứng đầu toàn quốc về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (CPI), năm 2012 TP.Đà Nẵng bị rơi tuột đến thứ hạng… 5 và đến 2013 thì không còn được nằm trong “TOP 10”. Trong đó, chỉ số về nguồn nhân lực bị tuột điểm nhiều nhất. Theo phản ánh của phần lớn các DN trên địa bàn Đà Nẵng, thì việc tuyển dụng nhân sự ở địa bàn này rất khó.

Thậm chí, DN trực tiếp nhận hồ sơ, phỏng vấn tại các hội chợ việc làm nhưng vẫn không tìm được người lao động. Trong khi đó, báo cáo của Sở LĐTB&XH, hiện nay hệ thống đào tạo nghề của địa phương đã nâng cao, mở rộng với quy mô rộng khắp, đủ các ngành nghề, sát với thực tiễn. Mỗi năm, con số lao động qua đào tạo trên dưới 30.000 người. Vì sao lại có nghịch lý này?

Phó GĐ Sở LĐTB&XH TP.Đà Nẵng, ông Nguyễn Văn An thừa nhận đang tồn tại một mâu thuẫn giữa nhu cầu nhân công của DN và người lao động thiếu việc hiện nay. Theo ông An, điều tra khảo sát của của ngành LĐTB&XH đầu năm 2012, có đến 45% công nhân lao động tại Đà Nẵng là dân nhập cư. Trong đó có 49% trong tổng số gần 70.000 công nhân tại 6 khu công nghiệp, chế xuất tại Đà Nẵng là dân đến từ địa phương khác.

Phần lớn người lao động ly nông, đến từ vùng nông thôn, miền núi của các tỉnh thành lân cận. Đây là vấn đề bình thường, phù hợp với điều kiện đầu tư trước đây tại địa phương. Phần lớn các DN hoạt động tại các KCN đều đầu tư vào các ngành nghề gia công, may mặc… nên nhu cầu tuyển lao động nhiều nhưng không đòi hỏi tay nghề cao.

Tuy nhiên, những năm gần đây, loại hình đầu tư này dần dịch chuyển về nông thôn, các địa phương lân cận cũng hình thành các KCN, có nhà máy và tất nhiên lực lượng lao động nhập cư vào Đà Nẵng bị thâm hụt vì họ rút về quê. Cư dân Đà Nẵng lại “chê” công việc lao động chân tay, nhưng lại thiếu trình độ cao để vào các DN công nghiệp công nghệ cao, đòi hỏi tay nghề chất lượng.

Ngoài ra, việc giáo dục đào tạo nghề trong vài chục năm gần đây gần như bị phát triển nóng, thả nổi về công tác sàng lọc chất lượng, định hướng nghề nghiệp, dẫn đến thực trạng nguồn nhân lực sau đào tạo vừa thiếu lại vừa thừa.

Cụ thể như ngành sư phạm. Tại Đà Nẵng, mỗi năm có trên 300 viên viên sư phạm tốt nghiệp, song địa phương chỉ tuyển dụng 15- 20 biên chế. Việc thừa, dồn ứ giáo viên thất nhiều năm lên đến con số hàng ngàn người. Sự dôi dư này vừa gây lãng phí xã hội vừa tạo áp lực giải quyết việc làm cho địa phương.

Làm lại từ đầu

Thực tế, nhu cầu nguồn nhân lực phù hợp cho các DN ở Đà Nẵng hiện nay rất lớn, trong đó các ngành nghề thuộc lĩnh vực du lịch, công nghiệp công nghệ cao như lắp ráp ô tô, sản xuất các linh kiện phụ trợ công nghiệp sản xuất ô tô, điện…

Trước thực trạng mất cân đối trong đào tạo nghề, tồn tại nghịch lý nguồn lao động vừa thừa lại vừa thiếu, ngành LĐTB&XH TP.Đà Nẵng hiện đã “bắt tay” với các trường cao đẳng nghề, các doanh nghiệp, hiệp hội nghề, ngân hàng… để khảo sát nhu cầu việc làm, tổ chức đào tạo có trọng điểm, có chủ đích và chất lượng. Theo đó sẽ tạo điều kiện cho người học từ việc vay vốn đóng học phí cho đến tạo việc làm, trả nợ.

Mô hình đào tạo gắn với DN không phải là mới, thực tế đã được áp dụng khả quan ở nhiều địa phương. Năm 2010, Cty CP Thủy điện A Vương đã từng tuyên bố "hiến" nhà máy thủy điện cho nghiên cứu, đào tạo. Chủ tịch HĐQT Cty CP Thủy điện A Vương lúc bấy giờ -ông Nguyễn Văn Lê, đã cho biết sẵn sàng "hiến toàn bộ" Nhà máy thủy điện Đại Đồng, Quảng Nam cho trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng để phục vụ công tác nghiên cứu, thực tập và giảng dạy cho sinh viên.

Đây cũng chính là hướng đầu tư lâu bền, đem lại lợi thế cạnh tranh của A Vương"- ông Lê nhấn mạnh. Trên cơ sở đấy, Cty này đã đề nghị hợp tác đào tạo đội ngũ kỹ sư thủy lợi, thủy điện, xây dựng, quản trị... cho DN. Theo đó, A Vương sẽ tạo nhiều điều kiện như cấp học bổng, giải thưởng nghiên cứu, tổ chức ngoại khóa, tạo thuận lợi cho nghiên cứu sinh, thực tập sinh tại các nhà máy của Cty. Đặc biệt, Cty A Vương sẵn sàng mở cửa, "giao" nhà máy thủy điện Đại Đồng (công suất xấp xỉ 1MW) cho ĐH Bách khoa để làm "mô hình" thực tế cho thực tập sinh nghiên cứu, vận hành...Với những thực tế vừa "bầm dập" vừa thành công vang dội của A Vương, quá trình xây dựng, quản lý vận hành, khai thác nhà máy thủy điện A Vương đã trở thành một đề tài thực tiễn sống động để sinh viên, các nhà khoa học, đào tạo của ĐH Bách khoa Đà Nẵng nghiên cứu, đào tạo. "Chủ trương của Cty A Vương là đầu tư trọng điểm vào công tác nghiên cứu quản lý vận hành tối ưu để tăng cao hiệu quả kinh tế, xã hội nhờ khoa học, vừa đạt mục đích khai thác đa mục tiêu.

Với Đà Nẵng, mô hình này đang được nghiên cứu, áp dụng tại các DN hoạt động ở lĩnh vực du lịch, lắp ráp, sản xuất linh kiện phụ trợ cho công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sản xuất ô tô.