The Provincial Competitiveness Index ( PCI )

CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH

Provincial Green Index

English

Doanh nghiệp lạc lối trong “ma trận” chi phí

Ngày 30/8, Tổ công tác thi hành Luật DN, Luật Đầu tư sẽ họp phiên đầu tiên để rà soát quy định về điều kiện kinh doanh. Động thái đầu tiên ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tái khởi động lại Tổ này để quyết liệt hơn nữa trong việc tiết giảm mọi chi phí cho DN.

Lý do của việc tái khởi động tổ này là bởi lẽ, dù chúng ta đã cố gắng tiết giảm rất nhiều chi phí trong đầu tư nhưng cho đến nay, không ít DN lại đang như rơi vào “ma trận” của những chi phí chính thức và không chính thức.

p/Theo đánh giá của WB, chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới của Việt Nam liên tục giảm bậc trong 2 năm gần đây do những bất cập trong quản lý chuyên ngành.

Theo đánh giá của WB, chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới của Việt Nam liên tục giảm bậc trong 2 năm gần đây do những bất cập trong quản lý chuyên ngành.

Hộ kinh doanh sợ lên DN

Dù rất muốn nâng lên thành DN để mở rộng kinh doanh nhưng bản thân ông Chử Văn Lâm - chủ hộ kinh doanh Đồ gỗ mỹ nghệ Hoàng Vân, Đồng Kỵ, Bắc Ninh lại đang tần ngần trước rất nhiều khoản chi phí của một DN từ lương, bảo hiểm, chi phí công đoàn đến các khoản thuế, phí. Chưa kể, nếu mở DN, ông Lâm sẽ còn phải ký hợp đồng với những lao động đang thuê theo thời vụ, đồng thời tuyển kế toán - công việc mà ông đang kiêm nhiệm. Trong khi đó, nếu để hộ kinh doanh thì ông chỉ phải nộp 2 triệu tiền thuế môn bài/năm; mỗi tháng chỉ lo tiền lương cho khoảng 5 - 6 công nhân, tiền thuê mặt bằng cũng ở giá chấp nhận được và doanh thu trung bình năm khoảng 15- 20 tỷ đồng.

Cùng quan điểm, chị Phượng – hộ kinh doanh các vật dụng từ lồng sắt, thép phường Đông Thọ, TP Thanh Hóa cũng rất muốn nâng lên thành DN nhưng chị đang băn khoăn vì khi một hộ kinh doanh chuyển đổi lên DN, trong thời gian đầu doanh thu chưa có nhiều thay đổi, nhưng ngay lập tức đã phải chi những khoản chi phí tuân thủ lớn. Đó là những thủ tục về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự, công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp và vô vàn các chi phí phát sinh khác.

Còn đại diện một hộ kinh doanh thực phẩm tại phường Đông Sơn, TP Thanh Hóa lại cho rằng, trước kia, khi còn là hộ kinh doanh thực phẩm chế biến sẵn, họ thường nhập nguồn hàng từ các mối quen ở chợ, không cần quan tâm đến chứng từ, hóa đơn nhập xuất. Nhưng nay để tính thuế GTGT, họ lại phải đau đầu đi tìm những nguồn nguyên liệu có hóa đơn đầu vào. Đơn cử, với doanh thu khoảng 500 triệu tới 1 tỷ đồng chuyển đổi lên DN nhỏ phải tuyển 1 kế toán, lương kế toán trả 5 triệu đồng/tháng, một năm mất khoảng 60 triệu đồng.

Làm “thui chột” sức cạnh tranh của DN

“Điểm danh” các loại phí, ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng Ban pháp chế VCCI chỉ ra rằng DN hiện nay đang mất rất nhiều chi phí cho những việc như: chi phí vay vốn từ 7 - 9%/năm trong khi các nước chỉ 2 - 4%/năm, tiền thuê đất tăng, BHXH, quỹ công đoàn, chi phí vận tải, logictics, nhiều dịch vụ công mà DN phải bỏ tiền ra mua… Do đó DN Việt Nam đang mất dần sự cạnh tranh so với các nước. Thống kê lên tới 70 loại phí…

Đồng tình, nói như bà Nguyễn Thị Tuệ Anh - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), “động đến đâu cũng thấy chi phí”. Đơn cử, theo bà Anh, nếu chỉ tiếp cận dưới góc độ theo chi phí chính thức, khi DN mới gia nhập thị trường, họ phải chịu 10 chi phí, đến khi xây dựng nhà xưởng thì có thêm các chi phí xin địa điểm, xin giấy phép xây dựng, khi vào vận hành sẽ có thêm các loại lệ phí, chi phí kiểm định, đường sá…”, Trong đó, theo bà Anh, chi phí tuân thủ các yêu cầu về kiểm tra chuyên ngành, các điều kiện kinh doanh đang thực sự là cửa ải lớn nhất đối với DN. Theo kết quả rà soát của CIEM về quản lý chuyên ngành cho thấy, tổng chi phí kiểm tra chuyên ngành mà các DN có liên quan phải bỏ ra lên tới khoảng 14.300 tỷ đồng/năm, đứng đầu là giấy phép NK và các yêu cầu tương đương...

Cần chính sách đủ mạnh

Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết hiện có khoảng 74.000 DN tham gia xuất nhập khẩu, thời gian thông quan hàng hóa nhập khẩu trung bình là 10 ngày, xuất khẩu 12 ngày, dài gấp đôi so với khu vực, trong đó riêng thời gian kiểm tra chuyên ngành là hơn 7 ngày. Do đó, nếu giảm được 1 ngày thủ tục thông quan sẽ giúp DN tiết kiệm 200 USD/lô hàng. Trong khi mỗi năm cả nước có khoảng 8,3 triệu lô hàng, 36% trong số đó bị kiểm tra, tỷ lệ này cao gấp 2,5 lần quốc gia trong TPP, gấp 3 lần EU.

“Quan trọng hơn là chất lượng kiểm tra, kết quả kiểm tra rất thấp, phát hiện vi phạm không đáng kể, hầu hết hàng hóa đều qua. Điều này đang cản trở sự phát triển. Vì 94% lượng hàng nhập khẩu là để phục vụ sản xuất kinh doanh”, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn nói.

“Có DN “nói đùa” với tôi, họ xem chi phí kinh doanh tăng là điều quen thuộc, còn giảm là điều xa lạ. Điều đó cho thấy, các loại chi phí kinh doanh đang “bủa vây” DN tới mức nào và đang chờ những chính sách mạnh mẽ hơn nữa của Chính phủ”, ông Tuấn bức xúc.

Ông Ngô Bá Việt - Chủ tịch HĐQT Công ty cp Que hàn Việt Đức: Thủ tục rườm rà, chi phí tăng nhanh

Thực tế, DN phải chịu rất nhiều các khoản chi phí bao gồm cả chi phí chính thức và chi phí không chính thức. Thủ tục hành chính còn rườm rà, khuôn mẫu, cứng nhắc gây khó khăn cho DN và đương nhiên là chi phí DN phải chịu. Đơn cử như việc, khi DN chuyển đổi sang mô hình CPH, theo Nghị định của Chính phủ và theo quy định của Luật Đất đai thì DN phải chuyển từ việc được giao đất sang thuê đất. Trong quá trình làm thủ tục chuyển đổi DN gặp rất nhiều khó khăn và thủ tục còn phức tạp, chúng tôi phải đi lại rất nhiều lần từ năm 2013 đến nay mà vẫn chưa xong thủ tục chuyển đổi.

Ông Tào Quốc Tuấn - Chủ tịch HĐQT, GĐ Cty TNHH Xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng Bình Minh: Thử thách sức chịu đựng của DN

Nếu chỉ nói về chi phí chính thức, khi DN mới gia nhập thị trường đã phải chịu 10 chi phí, đến khi xây dựng nhà xưởng thì có thêm các chi phí xin địa điểm, thẩm định thiết kế, xin giấy phép xây dựng, đường sá. Hơn nữa, bắt đầu từ năm 2018, tổng các khoản nộp bảo hiểm trích theo lương mà doanh nghiệp phải đóng có thể lên tới 34,5%, thay vì 32% hiện tại. Chưa kể, mức tăng lương tối thiểu năm 2018 đang được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chính phủ là 6,5%.

Các loại chi phí này đang thực sự thách thức sự kiên nhẫn của DN.