The Provincial Competitiveness Index ( PCI )

CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH

Provincial Green Index

English

Dồn lực cho kinh tế Bình Thuận cất cánh

Nếu Bình Thuận có tham vọng trở thành điểm đến du lịch hàng đầu, phải nghĩ đến sự bền vững, cân bằng lượng khách du lịch với bảo vệ môi trường.

Tăng tưởng

Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2017 đã tác động tích cực đến kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Thuận , giúp mở rộng hợp tác đối ngoại, cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách.

Bình Thuận đang thu hút được nhiều nhà đầu tư nhờ vị thế đặc biệt.
Bình Thuận đang thu hút được nhiều nhà đầu tư nhờ vị thế đặc biệt.

Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2018 của Bình Thuận đã tăng lên 64 điểm, đứng thứ 22 trong số 63 tỉnh thành. Tình hình thu hút dự án đầu tư, đăng ký thành lập doanh nghiệp có chuyển biến tích cực, số dự án được cấp chủ trương đầu tư và doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng khá.

Từ năm 2017 đến nay, UBND tỉnh Bình Thuận đã chấp thuận đầu tư 264 dự án với tổng số vốn đăng ký 53.031 tỷ đồng. Trong đó, 99 dự án đã đi vào hoạt động kinh doanh với tổng vốn đầu tư 11.523 tỷ đồng, 51 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 19.000 tỷ đồng đang triển khai xây dựng, 114 dự án đang thực hiện các thủ tục đầu tư.

Các dự án được chấp thuận đầu tư tập trung vào các lĩnh vực như công nghiệp, du lịch dịch vụ du lịch, khu dân cư, khu đô thị, nông nghiệp. Trong đó, công nghiệp với tổng vốn đầu tư gần 40.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 75% vốn đầu tư.

Điều này giúp thu ngân sách của Bình Thuận năm 2018 đạt 7.363 tỷ đồng, tăng 20,3% so với năm 2017. GRDP bình quân đầu người năm 2018 là 2.251 USD, tăng 13,75% so với năm 2017. Trong sáu tháng đầu năm 2019hầu hết các chỉ tiêu đạt kết quả cao hơn so với cùng kỳ năm 2018, kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá, GRDP tăng 8,46%.

Thu ngân sách nội tỉnh được 4.745 tỷ đồng, đạt 75,6% so với kế hoạch năm, tăng 30,9% so cùng kỳ năm 2018. Các công trình, dự án trọng điểm như các dự án năng lượng, hạ tầng giao thông… trên địa bàn tỉnh được thực hiện đúng tiến độ.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Ngọc Hai, Bình Thuận là tỉnh có tiềm năng và tài nguyên về biển, rừng, nông nghiệp, khoáng sản, du lịch và năng lượng. Ðịnh hướng phát triển đến năm 2030, tỉnh tiếp tục phát triển kinh tế theo cơ cấu công nghiệp, xây dựng dịch vụ nông lâm thủy sản dựa trên các trụ cột du lịch, năng lượng sạch, nông nghiệp công nghệ cao và công nghiệp chế biến gắn với các sản phẩm lợi thế của địa phương.

Về du lịch, trong chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Né đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bình Thuận được xác định là một trong những địa bàn trọng điểm phát triển du lịch của cả nước và hình thành trung tâm du lịch thể thao biển mang tầm quốc gia và quốc tế.

Ngoài ra, Bình Thuận hiện có chín khu công nghiệp với tổng diện tích 3.048ha. Cùng với đó, toàn tỉnh có 35 cụm công nghiệp với tổng diện tích khoảng 1.163ha, trong đó có 15 cụm công nghiệp đã và đang đầu tư xây dựng hạ tầng, sẵn sàng thu hút các dự án công nghiệp vào đầu tư. Một số cụm công nghiệp đang kêu gọi dự án đầu tư, tập trung ở phía nam tỉnh.

Hạ tầng là yếu tố thúc đẩy kinh tế Bình Thuận cất cánh.
Hạ tầng là yếu tố thúc đẩy kinh tế Bình Thuận cất cánh.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Ngọc Hai cho biết thêm, các công trình giao thông trọng điểm đang dần được hình thành, đó là Cảng quốc tế Vĩnh Tân, sân bay Phan Thiết và tuyến đường cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết-Nha Trang.

“Đây là thời điểm “vàng” để các nhà đầu tư đến Bình Thuận. Thời gian tới, Bình Thuận sẽ tập trung nguồn lực cho 5 đột phá là nhanh chóng hoàn thiện để trở thành điểm đến du lịch cấp quốc gia, phát huy lợi thế về công nghiệp năng lượng sạch, phát triển dịch vụ logistics trên nền tảng Cảng Quốc tế Vĩnh Tân để trở thành điểm trung chuyển hàng hóa chiến lược kết nối khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, phát triển khu công nghiệp phía nam tỉnh đồng bộ, hiện đại để tận dụng lợi thế gần khu vực Cảng Cái Mép và Sân bay quốc tế Long Thành, kết nối hệ sinh thái công nghiệp năng động Ðông Nam Bộ, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, thích ứng biến đổi khí hậu để tạo ra chuỗi giá trị hàng hóa lớn và hiệu quả”, ông Hai nói.

Chờ ngày hóa Rồng

Trong khi đó, ông Marco Breu, Giám đốc Tập đoàn McKinsey & Company cho biết, Tập đoàn này đã xây dựng 18 sáng kiến cốt lõi để định hình và đưa du lịch Bình Thuận vươn lên trở thành điểm đến đẳng cấp thế giới.

Ông Marco Breu cho biết hơn 5 tháng qua, Tập đoàn McKinsey & Company phối hợp với Bình Thuận xây dựng Đề án Phát triển du lịch của tỉnh Bình Thuận đến năm 2015, tầm nhìn nhăm 2030 để bình thuận trở thành nơi đến đẳng cấp, tạo ra hơn 2.000 cơ hội việc làm đến năm 2020.

Theo đó, McKinsey & Company đưa ra khuyến nghị một loạt sáng kiến với tỉnh Bình Thuận. Trong đó dựa trên các phân tích, nhà tư vấn quốc tế này đề suất 18 sáng kiến cốt lõi như hình thành các hạ tầng du lịch trọng điểm gồm khu phức hợp thể thao, trung tâm hội nghị quốc tế....

Ngoài ra, một số sáng kiến khác cũng được đưa ra như nâng cấp đường sắt, đường sắt Bắc Nam, chương trình quản lý chất thải, nâng cấp bãi biển… Ông Marco Breu cũng cho rằng muồn đảm bảo thành công thì những ý tưởng trên phải triển khai đồng bộ, nếu làm đơn lẽ sẽ thất bại. Điều quan trọng là đẩy mạnh thu hút đầu tư.

“Yếu tố chính, lập những điều kiện phù hợp như các cơ quan Nhà nước chuyên trách về xúc tiến đầu tư. Cơ quan này vừa là đầu mối lắng nghe ý kiến, kỳ vọng của nhà đầu tư. Thời gian gần đây tỉnh Bình Thuận đã thực hiện được nhiều cải cách hành chình trong đầu tư.

Tuy nhiên còn có rất nhiều việc phải làm trong tương lai. Cơ quan xúc tiến đầu tư phải là những đơn vị xuất sắc vì nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận trong trung hạn và dài hạn nên họ phải đảm bảo những mối quan tâm của họ được chính quyền lắng nghe và tháo gỡ kịp thời vương mắc”, ông Marco Breu nói.

Giám đốc Tập đoàn McKinsey & Company cho biết thêm, Cơ quan xúc tiến phải đơn vị maketing hàng đầu, phải phản hồi nhanh chóng khi sáng kiến được nhà đầu tư đề nghị. Cơ quan này phải đóng vai trò “một cửa” để giải quyết nhanh, hỗ trợ nhanh nhà đầu tư trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính.

Trước đó, ông Marco Breu nhận định các điểm đến thành công thường có hệ sinh thái du lịch tự duy trì. Tức là, chính quyền và các doạnh nghiệp du lịch sở tại đã tạo ra được các kênh để thu hút khách du lịch, được hỗ trợ bởi hệ thống lưu trú như các khách sạn, nhà hàng và đặc biệt là các cơ sở phục vụ hoạt động giải trí. Các điểm đến này phải có sự kết nối bằng hệ thống hạ tầng giao thông thật thuận lợi cùng với hệ thống cơ sở như nguồn cấp điện, cấp nước và vệ sinh đáng tin cậy.

To hop du lich nghi duong giai tri NovaWorld Phan Thiet se gop phan dua Binh Thuan len ban do du lich the gioi
Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng giải trí NovaWorld Phan Thiết sẽ góp phần đưa Bình Thuận lên bản đồ du lịch thế giới

Tập đoàn McKinsey & Company cũng khuyến nghị tỉnh Bình Thuận có thể xem xét phát triển các sản phẩm du lịch mạo hiểm và du lịch thể thao, cũng như đầu tư vào các loại hình du lịch đặc thù khác như du lịch chăm sóc và tăng cường sức khỏe, du lịch cho đối tượng kinh doanh và du lịch giải trí.

Đặc biệt, nếu có tham vọng nghiêm túc để trở thành điểm đến du lịch hàng đầu, đều phải nghĩ đến sự bền vững, cân bằng lượng khách du lịch với những cân nhắc về bảo vệ môi trường, hỗ trợ tăng trưởng du lịch.

Đối với các điểm đến như Bình Thuận, các sáng kiến ​​có thể được xem xét theo hướng phát triển bền vững là tìm kiếm và xây dựng hình thức quản lý chất thải tốt hơn, tăng cường các chương trình bảo vệ môi trường bãi biển.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình chỉ đạo, tiếp tục phát triển trên 3 trụ cột cũng như xác định rõ hơn Bình Thuận có lợi thế về kinh tế biển. Vì vậy, cần chú trọng phát triển kinh tế biển, vừa làm giàu từ biển vừa giữ vững an ninh biển qua 6 lĩnh vực liên quan như du lịch, nuôi trồng, năng lượng tái tạo...

Để làm tốt điều đó, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh bên cạnh việc Chính phủ quan tâm tạo điều kiện, Bình Thuận cần phải nỗ lực hơn nữa trong mọi mặt, nhất là trong thu hút đầu tư, quan tâm tạo môi trường kinh doanh tốt.

Cụ thể như có cơ chế chính sách thu hút nhà đầu tư lớn, có tiềm lực mạnh, tạo đồng lực phát triển nhanh, bền vững mà không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Muốn vậy, phải làm tốt quy hoạch của tỉnh, của vùng, quy hoạch của Quốc gia, nhất là tạo quỹ đất sạch lớn để đấu giá, tạo nguồn thu cho ngân sách lớn để có thể xây dựng đô thị và phát triển kinh tế gắn với môi trường.

Bên cạnh là khai thác tiềm năng từ biển, nắng gió, biến bất lợi thành thế mạnh. Trong tương lai hình thành trung tâm năng lượng sạch, xử lý rác thải tốt để biến thành khí, thành điện... Chú trọng phát triển chuỗi giá trị trong chế biến nông sản, khai thác hải sản, phát triển vùng nguyên liệu chế biến, tìm thị trường xuất khẩu, mở rộng chính ngạch. Có chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, chú trọng phát triển các ngành công nghiệp dịch vụ...