The Provincial Competitiveness Index ( PCI )

CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH

Provincial Green Index

English

DỰ THẢO LUẬT AN NINH MẠNG CẢN ĐƯỜNG HỘI NHẬP?

Dự thảo Luật An ninh mạng đang khiến nhiều doanh nghiệp lo ngại về nguy cơ trở thành rào cản đối với nền kinh tế kỹ thuật số tại Việt Nam, đồng thời làm tăng khó khăn và chi phí, cản đường hội nhập của doanh nghiệp.

Trong Báo cáo Rủi ro Toàn cầu 2017 của Tổ chức Kinh tế Thế giới, “các cuộc tấn công mạng diện rộng” đứng thứ 6 trong danh sách các rủi ro có thể xảy ra trong 10 năm tới. Tại Việt Nam, chỉ số an ninh mạng hiện đứng thứ 10/10 trong ASEAN, và 101/195 trên toàn cầu.

“Lệch” thông lệ quốc tế

Tuy nhiên, xây dựng Dự thảo Luật An ninh mạng theo hướng nào, thì đến thời điểm này vẫn chưa có câu trả lời thuyết phục. Thậm chí, nhiều ý kiến quan ngại về những hệ lụy của dự luật này.

Nhiều chuyên gia đánh giá, khái niệm an ninh mạng trong Dự thảo Luật chưa phù hợp với những quy định và thông lệ quốc tế về an ninh mạng. Dự thảo luật đưa ra khái niệm quá rộng về an ninh mạng, bao gồm biện pháp kỹ thuật, hành chính...

Trong khi đó, phần lớn các tài liệu kỹ thuật và từ điển quốc tế khái niệm này đều chỉ giới hạn ở phạm vi điều chỉnh các biện pháp kỹ thuật. Mục đích nhằm ngăn chặn và đối phó đối với những hoạt động truy cập trái phép và các cuộc tấn công mạng. Cụ thể, tại Nhật Bản, Luật Cơ bản về An ninh mạng định nghĩa an ninh mạng là những biện pháp cần thiết nhằm quản lý thông tin một cách an toàn và đảm bảo tính an toàn, đáng tin cậy của hệ thống thông tin và mạng lưới viễn thông.

Tại Hoa Kỳ, Luật an ninh mạng năm 2015 của nước này quy định mục đích của an ninh mạng là nhằm bảo vệ hệ thống thông tin khỏi những đe doạ về an ninh mạng hoặc tình trạng dễ bị tấn công. Nói như ông Adam Sitkoff, Giám đốc Điều hành, Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham): “Dự thảo Luật An ninh mạng của Việt Nam không nhất quán với những cam kết WTO. Khái niệm an ninh mạng không bao gồm thông tin mạng và cũng không có liên quan đến việc server đặt ở đâu”.

Tăng gánh nặng chi phí lên doanh nghiệp

Đặc biệt, việc Dự thảo Luật có quy định các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới phải đặt máy chủ và thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam được đánh giá là khó khả thi, có thể khiến Việt Nam gặp phải rủi ro vi phạm cam kết WTO, kìm hãm sự phát triển nền kinh tế số... “Bởi việc áp dụng những quy trình, thủ tục thẩm định không rõ ràng có thể tạo ra những rào cản kỹ thuật không cần thiết trong hoạt động thương mại”, ông Adam Sitkoff khuyến cáo. Cũng theo đại diện AmCham, những yêu cầu liên quan đến lưu trữ dữ liệu có nguy cơ làm tăng chi phí hoạt động kinh doanh tại Việt Nam đối với cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài...

Cùng quan điểm, chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ đặt câu hỏi: “Việc yêu cầu nhà mạng đặt máy chủ ở Việt Nam là làm khó doanh nghiệp. Muốn làm được điều này, chính Việt Nam phải thỏa mãn các quy định như có đủ hạ tầng hay không để họ đặt máy chủ? Bên cạnh đó, có luật pháp nước nào quy định như vậy hay không?”. Còn nói như ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế VCCI: “Khi phân tích dự thảo luật này, chúng tôi thấy có nguy cơ chồng chéo".