The Provincial Competitiveness Index ( PCI )

CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH

Provincial Green Index

English

Giao lưu trực tuyến: Nâng cao năng lực cạnh tranh DN gắn với quyền lợi người tiêu dùng

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ và sâu rộng với khu vực và thế giới, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, hàng hóa và dịch vụ ngày càng trở nên gay gắt. Bài toán đặt ra cho các doanh nghiệp là phải tập trung nâng cao công nghệ để bảo đảm và duy trì khả năng tạo ra những lợi thế cạnh tranh mới cho sản phẩm.

Tăng cường ứng dụng tiến bộ KH&CN, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng hóa đồng thời thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với người tiêu dùng, thực thi trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của doanh nghiệp.

Tổng Biên tập Trần Văn Dư tặng hoa các khách mời tham dự giao lưu trực tuyến 'Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn với quyền lợi người tiêu dùng'

Tổng Biên tập Trần Văn Dư tặng hoa Phó Tổng cục trưởng Hà Minh Hiệp và các khách mời khác tham dự giao lưu trực tuyến "Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn với quyền lợi người tiêu dùng"

Nhằm tuyên truyền các chính sách khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp về nâng cao năng lực canh tranh gắn với quyền lợi người tiêu dùng. Phản ánh thực trạng ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, kinh doanh. Đề xuất giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Chia sẻ các bài học kinh nghiệm thành công của doanh nghiệp trong việc xây dựng hình ảnh và tạo niềm tin với người tiêu dùng.

Trong chương trình giao lưu trực tuyến "Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn với quyền lợi người tiêu dùng", các khách mời sẽ trả lời trực tiếp những câu hỏi của độc giả gửi về chương trình. Ngoài ra, chương trình còn có sự tham gia của đại diện đến từ các doanh nghiệp, người tiêu dùng.

Khách mời tham dự gồm:

- Ông Hà Minh Hiệp - Phó Tổng cục trưởng Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

- Bà Đinh Thị Mỹ Loan - Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam

- TS. Nguyễn Minh Phong - Chuyên gia kinh tế

- Ông Lại Trung Tùng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Kangaroo

Bạn đọc quan tâm có thể gửi câu hỏi ngay bây giờ về địa chỉ email: toasoan@viet.vn hoặc số điện thoại: 0243.7567804.

Các khách mời tham gia chương trình giao lưu (lần lượt từ trái qua phải) gồm: TS Nguyễn Minh Phong - Chuyên gia Kinh tế; Bà Đinh Thị Mỹ Loan - Chủ tịch Hiệp hội các nhà Bán lẻ Việt Nam; Ông Lại Trung Tùng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Kangaroo

NỘI DUNG BUỔI GIAO LƯU: Hiển thị tin mới ở trên Hiển thị tin cũ ở trên
Đức Lê - leduc88@gmail.com
Hiện nay người tiêu dùng quan tâm tới máy lọc nước, có ý kiến cho rằng máy lọc nước đang có vấn đề. Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Tổng cục TCĐLCL đã có hành động gì về vấn đề này?
Ông Hà Minh Hiệp - Phó Tổng cục trưởng Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Phó Tổng cục trưởng Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Hà Minh Hiệp trong chương trình giao lưu trực tuyến

Hiện nay, máy lọc nước đang được sử dụng rất rộng rãi trên toàn quốc. Máy lọc nước dùng trong gia đình bắt đầu xuất hiện trên thị trường Việt Nam từ cuối năm 1999 đầu năm 2000. Tại thời điểm đó, máy lọc nước sử dụng chủ yếu các lõi lọc và màng lọc để loại bỏ những cặn thô trong nước. Năm 2003 bắt đầu đánh dấu việc áp dụng công nghệ thẩm thấu ngược (Reverse Osmosis (R.O) vào các máy lọc nước gia dụng, Tuy nhiên máy lọc nước R.O có một nhược điểm rất lớn, đó là lượng nước đào thải quá cao do cơ chế lọc luôn đào thải lượng nước không thể tách được nước tinh khiết ra khỏi nguồn nước sử dụng.

Hiện tại ở Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh máy lọc nước quản lý chất lượng sản phẩm của mình bằng việc xây dựng tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) cho các sản phẩm của mình và công bố tiêu chuẩn áp dụng là TCCS. Nội dung của các TCCS chỉ đưa ra một số chỉ tiêu kích thước, thông số cơ bản của máy, vật liệu của các bộ phận lọc và đưa ra chỉ tiêu kiểm soát chất lượng nước đầu ra theo các QCVN của Bộ Y tế (các doanh nghiệp chỉ thử nghiệm chất lượng nước đầu ra theo quy định của “QCVN 6-1: 2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai“ để chứng minh với khách hàng về chất lượng máy lọc của mình) chưa đưa ra được các yêu cầu tính năng, yêu cầu an toàncũng như các chỉ tiêu hiệu suất sử dụng nước của máy lọc.Trên thế giới hiện nay chỉ duy nhất có Nhật Bản có tiêu chuẩn đưa ra các chỉ tiêu kỹ thuật cũng như đưa ra các yêu cầu về tính năng, hiệu suất sử dụng nước cho máy lọc nước sử dụng màng lọc dạng R.O, là JIS S 3201 (Testing methods for household water purifiers – Phương pháp thử cho Máy lọc nước dùng trong gia đình) và JIS S 3241 (household water purifiers – Máy lọc nước dùng trong gia đình).Chính vì vậy, để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, và có căn cứ để kiểm soát chất lượng máy lọc nước, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã phê duyệt kế hoạch giao Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam tổ chức tiến hành xây dựng 02 TCVN về Máy lọc nước dùng trong gia đình trên cơ sở tham khảo hai tiêu chuẩn JIS của Nhật bản là: JIS S 3201 (Testing methods for household water purifiers – Phương pháp thử cho Máy lọc nước dùng trong gia đình) và JIS S 3241 (household water purifiers – Máy lọc nước dùng trong gia đình). Dự kiến sẽ công bố trong tháng 12/2017.

Nguyễn Phương Linh - linhcat@gmail.com
Bà ý kiến như thế nào khi có những điều khoản qui định cụ thể về thông tin sản phẩm, về hợp đồng giao kết, bảo hành sản phẩm, giải quyết khiếu nại, thu hồi sản phẩm lỗi thuộc về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng thế nhưng việc này chưa được DN thực hiện đầy đủ?
Bà Đinh Thị Mỹ Loan - Chủ tịch Hiệp hội Các nhà Bán lẻ Việt Nam

Theo tôi, DN chưa thực hiện đầy đủ những quy định của pháp luật nói trên là do một số lý do như sau:

1. DN chưa biết đến Luật bảo vệ quyền lợi NTD

2. Do không tự giác tuân thủ các quy định pháp luật, không muốn thực hiện trách nhiệm của mình.

3. Công tác kiểm tra, giám sát, xử lý còn chưa có tác dụng răn đe.

Để khắc phục tình trạng trên, cần phổ biến sâu rộng Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong cộng đồng DN cũng như tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật.

Nguyễn Thùy Dương - duong.ttt@gmail.com
Thực tế cho thấy tình hình vi phạm quyền lợi người tiêu dùng vẫn diễn ra khá phổ biến với mức độ nghiêm trọng và ở nhiều lĩnh vực, theo ông vai trò của DN như thế nào trong thực tế này?
TS. Nguyễn Minh Phong - Chuyên gia kinh tế
Theo Hiến pháp Việt Nam năm 2013 (Điều 38 và Điều 43): Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe; có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người khác và cộng đồng. Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường.

Theo Điều 8, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện hành, người tiêu dùng có 8 quyền cơ bản sau:

1. Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.

2. Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.

3. Được lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

4. Được góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

5. Được tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

6. Được yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.

7. Được khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

8. Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.

Đồng thời, tại Điều 9, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng quy định 2 nghĩa vụ chính của người tiêu dùng là:

1. Kiểm tra hàng hóa trước khi nhận; lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không làm tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác; thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ

2. Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

Đặc biệt, kể từ năm 2016, nhằm cụ thể hóa và tăng cường tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và các chính sách về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cũng như huy động, tập trung sự quan tâm, hưởng ứng, tham gia của toàn xã hội đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Thủ thướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 15/3 hàng năm là Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam.

Mới đây, ngày 15-3-2016 tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã chính thức tổ chức công bố “Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam”, với chủ đềcho các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2016 là “Quyền được an toàn của người tiêu dùng”. Hiện tại đã có 50/63 tỉnh, thành phố triển khai kế hoạch thực hiện các hoạt động hưởng ứng trong dịp này.

Việt Nam đã đạt được một số kết quả tích cực trong củng cố nhận thức, hoàn chỉnh cơ sở pháp lý và triển khai thực hiện các chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền của người tiêu dùng, cả về tuyên truyền, phố biến pháp luật; kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung và giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng.

Việt Nam hiện có 51 hội, tổ chức xã hội tham gia công tác bảo vệ người tiêu dùng trên cả nước. Theo Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), mỗi năm có khoảng 3.000 đến 4.000 vụ việc khiếu nại được các hội tư vấn, hỗ trợ. Đặc biệt, trong đó, số vụ việc thành công chiếm tỷ lệ hơn 80%.

Thực tế thời gian qua cho thấy: Trên cả nước, còn nhiều bất cập và hạn chế về cơ sở pháp lý, nhận thức, sự quan tâm và hiệu lực, hiệu quả triển khai trên thực tế trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tình trạng vi phạm quyền lợi người tiêu dùng nên còn khá phổ biến, nhất là ở lĩnh vực an toàn thực phẩm, an toàn thông tin, hàng hoá kém chất lượng. Bản thân người tiêu dùng cũng ngại khiếu nại, nhất là do thủ tục, thời gian giải quyết lâu, chi phí cao. Một số vụ kéo dài và phức tạp do khiếu nại sai hoặc thiếu hợp tác giữa người tiêu dùng với cơ quan chức năng; còn nhà sản xuất thì thiếu tôn trọng khách hàng, lạm dụng kỹ thuật về hàng hóa để chối bỏ trách nhiệm.

Trong bối cảnh hiện nay, quyền của người tiêu dùng tùy thuộc ngày càng chặt chẽ vào sự củng cố nhận thức, sự hoàn thiện luật pháp và sự chung tay hành động mạnh mẽ hơn nữa từ phía các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội, cũng như cộng đồng người tiêu dùng và doanh nghiệp; Vì vậy, một mặt, cần khuyến khích doanh nghiệp tăng cường công nghệ sản xuất xanh và đạo đức kinh doanh; quy chuẩn và minh bạch hóa các chỉ tiêu chất lượng; phát triển các dịch vụ hậu mãi thân thiện, tiện lợi, chất lượng cao... Mặt khác, cần tăng cường năng lực thể chế bảo vệ quyền người tiêu dùng từ trung ương đến địa phương; điều chỉnh và cụ thể hóa các chính sách, cơ chế hoạt động, quy trình tiếp nhận, xử lý tranh chấp giữa người tiêu dùng và người cung cấp hàng hóa; luật hóa các tiêu chuẩn chất lượng và các “hàng rào kỹ thuật” quốc gia; đề cao sự minh bạch nguồn gốc và chất lượng sản phẩm. Kiện toàn bộ máy và phân công rõ ràng, trách nhiệm cá nhân cụ thể, tăng cường kết nối và kiểm tra theo quy trình đồng bộ, với các chế tài nghiêm khắc nhất, nhận diện và loại trừ nhanh chóng, kiên quyết những hành vi vô cảm, vô trách nhiệm, vô đạo đức và những biểu hiện phi nhân văn, ích kỷ; đồng thời hỗ trợ tích cực cho các tổ chức xã hội, bảo vệ quyền an toàn người tiêu dùng.

Trước mắt, cần sớm xây dựng và triển khai Chương trình quốc gia về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2016-2020. Trong đó, nêu rõ những hoạt động trọng tâm, trách nhiệm cụ thể của Bộ Công Thương, các tỉnh thành phố và các cơ quan liên quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; bố trí các nguồn lực phù hợp.

Các bộ, ban, ngành địa phương cần được phân công và phối hợp trách nhiệm rõ ràng, cụ thể, đề cao trách nhiệm người đứng đầu và cá nhân được giao; đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai nghiêm túc, hiệu quả các quy định của pháp luật; Đồng thời tăng cường thanh tra kiểm tra, nhận diện đúng và nhanh chóng, kịp thời xử lý các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cơ quan tổ chức tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, khuyến khích thành lập và giới thiệu các tổng đài, số điện thoại nóng, các trang tin và các văn phòng bảo vệ người tiêu dùng nhằm tăng cường kết nối, cập nhật các thông tin về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng; tổ chức các hội thảo và tăng cường các hoạt động tuyên truyền đa dạng, thiết thực khác xung quanh chủ đề quyền của người tiêu dùng, nhằm mang đến cho người tiêu dùng cái nhìn rõ hơn về quyền của mình và cách thức hợp tác với các cơ quan chức năng để giải quyết quyền lợi của mình.

Quyền được an toàn là một trong những quyền của mọi công dân trong một xã hội văn minh. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vừa là thước đo nhân quyền, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển ổn định, bền vững của đất nước…

Hoàng Thị Hải Anh - haianh@gmail.com
Xin cho biết các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng máy lọc nước, sau công nghệ Hydrogen Kangaroo sẽ còn tiếp cận công nghệ nào khác để nâng cao chất lượng nước hay không?
Ông Lại Trung Tùng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Kangaroo

Tiêu chuẩn cao nhất đánh giá chất lượng nước đầu ra là QCVN6-01:2010 của Bộ Y tế. Hiện nay tất cả các máy lọc nước của Kangaroo đang được đánh giá theo tiêu chuẩn này. Trong thời gian tới chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm các ứng dụng của máy lọc nước Kangaroo Hydrogen đồng thời nghiên cứu thêm những tính năng, công năng mới trong máy lọc nước Kangaroo.

Dương Hòa - duonghoa.ajc@gmail.com
Thưa ông, trong vài năm gần đây, chúng ta thực hiện mục tiêu chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ bề rộng sang chiều sâu. Theo ông, chiều sâu đó đã đạt được ở mức độ nào?
TS. Nguyễn Minh Phong - Chuyên gia kinh tế

Chiều sâu của nền kinh tế là một khái niệm rộng, mở và có định tính cao, tùy thuộc lớn vào bản thân DN, cũng như mô hình thể chế… Về thể chế, chúng ta còn chậm đổi mới, chưa có những đột phá lớn, trừ các thủ tục quản lý nhà nước trong môi trường đầu tư; về tái cơ cấu kinh tế, ta mới đi những bước đầu tiên chưa rõ nét; khu vực DN thì vừa có một số thành tích vừa còn nhiều hạn chế như đã nêu trên…

Báo cáo về Đổi mới sáng tạo toàn cầu được Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) thuộc Liên Hợp Quốc, phối hợp với Trường Kinh doanh Insead (Pháp) và Đại học Cornell (Hoa Kỳ) xây dựng lần đầu tiên vào năm 2007 và tới nay liên tục được hoàn thiện và công bố định kỳ hàng năm. Cốt lõi của Báo cáo là Bảng xếp hạng về đổi mới sáng tạo toàn cầu, với Bộ chỉ số khoảng 80 thành phần, đánh giá toàn diện về trình độ đổi mới sáng tạo của mỗi quốc gia về các lĩnh vực: Thể chế/tổ chức, Nguồn nhân lực và nghiên cứu, Cơ sở hạ tầng, Trình độ phát triển của thị trường, Trình độ phát triển kinh doanh, Đầu ra công nghệ và tri thức, Kết quả sáng tạo…được phân chia theo 7 trụ cột, với 5 trụ cột đầu tiên thuộc “nhóm tiểu chỉ số đổi mới sáng tạo đầu vào” và 2 trụ cột sau cùng thuộc “nhóm tiểu chỉ số đổi mới sáng tạo đầu ra”.

GII có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển theo chiều sâu của nền kinh tế, phản ánh đậm nét nhận thức và trình độ phát triển công nghệ của một quốc gia. Bộ chỉ số xếp hạng này hiện trở thành Bộ công cụ đánh giá tốt hơn, phong phú và xác đáng hơn so với các thước đo đổi mới sáng tạo truyền thống khác (như số lượng các bài báo nghiên cứu được công bố, số đăng ký bằng độc quyền sáng chế hay các mức chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển…).

Theo Báo cáo về Đổi mới sáng tạo toàn cầu 2017 (GII-2017) công bố chiều 15-6, Việt Nam xếp hạng 47/127, vượt 12 bậc so với năm 2016 (đứng đầu trong nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp và thứ 9 trong khu vực gồm Đông Nam Á, Đông Á, và châu Đại Dương). Đây là thứ hạng cao nhất Việt Nam đạt được trong 10 năm qua và ViỆT nam hiện được đánh giá có thế mạnh đồng đều trong 7 trụ cột: Đầu ra tri thức và công nghệ, chỉ số phức tạp/đa dạng của thị trường, chỉ số phức tạp/đa dạng kinh doanh, chỉ số đầu ra sáng tạo và chỉ số tăng trưởng đầu tư cho giáo dục….

Như vậy, trong 5 năm qua, vị trí của Việt Nam trong bảng xếp hạng GII đã tăng ấn tượng tới 29 bậc, từ vị trí 76 (năm 2013), lên 71 (năm 2014), lên 52 (năm 2015), 59 (năm 2016) và 47 (2017). Đây là bằng chứng khá tốt cho việc cải thiện phát triển theo chiều sâu của Việt Nam.

Năm 2016, Việt Nam tăng 10 bậc so với năm 2014 về xếp hạng Chính phủ điện tử của Liên Hợp Quốc; tăng 9 bậc so với năm 2015 về xếp hạng môi trường cạnh tranh của Ngân hàng Thế giới (WB) , nhưng bị giảm 7 bậc về chỉ số GII và giảm 4 bậc (từ vị trí 56 xuống thứ 60) về xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF).

Bởi vậy, khác với các năm trước, Nghị quyết 19-2017/NQ-CP ngày 6/2/2017 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh đã tích hợp yêu cầu 4 bộ chỉ số đánh giá xếp hạng toàn cầu về mức độ thuận lợi kinh doanh của WB; về năng lực cạnh tranh quốc gia của WEF; về năng lực đổi mới sáng tạo và về Chính phủ điện tử của Liên Hợp Quốc để xây dựng và thực hiện hệ chính sách tương ứng theo thông lệ quốc tế. Chính phủ đã đặt mục tiêu cụ thể về các chỉ số GII phải đạt và đã giao Bộ KH&CN làm đầu mối hướng dẫn, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, sử dụng báo cáo hằng năm về GII để thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc cải thiện các chỉ số GII; Trong đó, xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị và tiến độ thực hiện đối với từng nhiệm vụ gắn với từng chỉ số được phân công, sớm cập nhật các số liệu lạc hậu, thu thập và bổ sung một số số liệu còn thiếu, qua đó góp phần có được một đánh giá toàn diện, sát thực hơn về năng lực của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia của Việt Nam.

Đổi mới sáng tạo là quá trình mang tính lâu dài, là động lực và thước đo phản ánh quyết tâm, cũng như hiệu quả đổi mới của Nhà nước kiến tạo và cộng đồng doanh nghiệp, khoa học và công nghệ Việt Nam. Kết quả xếp hạng Việt Nam trong GII-2017 phản ánh kết quả triển khai Nghị quyết 19-2017/NQ-CP; đồng thời là sự hội tụ và cộng hưởng những đột phá nhận thức và nỗ lực cả một quá trình quyết liệt nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực đổi mới sáng tạo, tiềm lực và hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ, đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển mạnh từ chủ yếu theo bề rộng sang chủ yếu theo bề sâu trên cơ sở khuyến khích tự do, sáng tạo và coi khoa học công nghệ là động lực trọng tâm cho phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh, bảo đảm quốc phòng an ninh và các nhu cầu phát triển của xã hội của Việt Nam; tiếp tục định hướng và tạo đà cho những cải cách và kết quả kỳ vọng tích cực hơn trong đổi mới toàn diện và chủ động hội nhập quốc tế thời gian tới.

Khi được hỗ trợ tốt, cộng đồng doanh nghiệp sẽ kinh doanh liêm chính, bảo vệ tốt hơn vấn đề môi trường, chinh phục thị trường và kết nối, hỗ trợ nhau đem lại sự thịnh vượng và phát triển kinh tế chung cho Việt Nam..

Tóm lại, chúng ta đang từng bước thu hẹp sản xuất theo bề rộng và mới đi được những bước đầu tiên chuyển sang phát triển theo chiều sâu. Quá trình này đòi hỏi cả nhiều thập kỷ và nhiều quyết tâm, nguồn lực to lớn hơn nữa!

Nhật Anh - anhminhnhaths@gmail.com
Với sản phẩm của Kangaroo, người tiêu dùng có thể nhận biết qua các dấu hiệu nào?
Ông Lại Trung Tùng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Kangaroo

Như chia sẻ ở trên, người tiêu dùng nên mua tại các đại lý chính hãng, siêu thị để đảm bảo được giá trị chất lượng hàng hóa. Các dấu hiệu nhận biết như tem chính hãng, tem điện tử, kiểm tra các dấu hiệu như logo dập nổi, tem vỡ, tem thiếc của lõi lọc. Với các sản phẩm của Kangaroo thì độ tinh xảo của các thiết kế, chi tiết sản xuất cũng khiến người tiêu dùng dễ dàng phân biệt hơn.

Trần Thị Quyết - tranquyet89@gmail.com
Mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam có nền KHCN nằm trong top dẫn đầu ASEAN, đến năm 2030, một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến thế giới. Theo ông Việt Nam cần phải làm gì để đạt mục tiêu này?
TS. Nguyễn Minh Phong - Chuyên gia kinh tế

TS Nguyễn Minh Phong trả lời trực tiếp các câu hỏi trong chương trình Giao lưu trực tuyến

Ngoài những giải pháp cụ thể để phát triển DN và hỗ trợ DN ứng dụng KHCN như đã biết, cần chú ý thường xuyên cập nhật những quy chuẩn và thực trạng tiêu chuẩn KHCN và chất lượng của các nước khu vực, cũng như thế giới để lấy đó làm mốc và mục tiêu phấn đấu cụ thể cho Việt Nam trong từng lĩnh vực và thời điểm cụ thể.

Chính phủ cần quan tâm nhiều hơn đến cập nhật và phân công cơ chế trách nhiệm xử lý, nhằm không ngừng cải thiện xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo quốc gia do LHQ thực hiện và công bố hàng năm để có hướng phấn đấu cụ thể trong phát huy thành tựu, nhận diện và khắc phục tồn tại, hạn chế…

Xây dựng chuẩn giá trị quốc gia, hoàn thiện cơ chế bảo vệ lợi ích quốc gia, đột phá trong công tác cán bộ, nhất là chống lợi cihs nhóm và tham nhũng trong công tác cán bộ phải là định hướng ưu tiên quan trọng nhất để Việt Nam bứt phá và hội nhập thành công, cũng như vươn lên Top đầu ASEAN về KHCN như mục tiêu đặt ra.

Đặc biệt, Chính phủ cần quan tâm tạo lập những yếu tố quan trọng để cải thiện năng lực đổi mới quốc gia, nhất là nền tảng công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng dụng đội ngũ chuyên gia và công nhân lành nghề trong lĩnh vực khoa học công nghệ; xây dựng và vận hành tốt các trung tâm, vườn ươm, công viên và các phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu, đại học khoa học công nghệ quốc gia. Ngoài ra, việc gia tăng nền tảng công nghệ thông tin và coi trọng đào tạo ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh, phải trở thành trọng tâm của các ưu tiên trong thời gian tới, cả ở cấp vĩ mô lẫn vi mô, cơ quan quản lý nhà nước cũng như doanh nghiệp...

Lê Hải Yên - yenhaiyb0302@gmail.com
Pháp luật có quy định trách nhiệm của người kinh doanh phải có trách nhiệm gì trong bảo vệ thông tin của người tiêu dùng không?
Bà Đinh Thị Mỹ Loan - Chủ tịch Hiệp hội Các nhà Bán lẻ Việt Nam

Trường hợp thu thập, sử dụng, chuyển giao thông tin của người tiêu dùng thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm:

a) Thông báo rõ ràng, công khai trước khi thực hiện với người tiêu dùng về mục đích hoạt động thu thập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng;

b) Sử dụng thông tin phù hợp với mục đích đã thông báo với người tiêu dùng và phải được người tiêu dùng đồng ý;

c) Bảo đảm an toàn, chính xác, đầy đủ khi thu thập, sử dụng, chuyển giao thông tin của người tiêu dùng;

d) Tự mình hoặc có biện pháp để người tiêu dùng cập nhật, điều chỉnh thông tin khi phát hiện thấy thông tin đó không chính xác;

đ) Chỉ được chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi có sự đồng ý của người tiêu dùng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Hoa Hà - hoahanguyen12@gmail.com
Xin cho biết hiện nay mã vạch do Tổng cục cấp được DN gắn trên sản phẩm có truy xuất được nguồn gốc hay không? Có cách nào để người tiêu dùng phát hiện hàng giả thông qua mã vạch hay không?
Ông Hà Minh Hiệp - Phó Tổng cục trưởng Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Mã số mã vạch do Tổng cục cấp được DN gắn trên sản phẩm truy xuất được nguồn gốc chủ thương hiệu là ai, ở đâu, làm gì. Tuy nhiên không nói lên được hàng hóa được sản xuất ở đâu (thông tin này bắt buộc ghi trên nhãn hàng hóa) vì chủ thương hiệu có quyền thuê nhân công ở quốc gia khác gia công và gắn mã số mã vạch của mình lên hàng gia công đó.

Người tiêu dùng có thể phát hiện hàng giả và nhà sản xuất hoàn toàn có khả năng bảo vệ hàng chính hãng của mình thông qua mã số mã vạch GS1. Cụ thể: Khi kết hợp việc quét mã vạch cùng công nghệ thông tin kết nối vào Mạng GEPIR (Global Electronic Party Information Registry) đăng kí thông tin điện tử về doanh nghiệp và sản phẩm sử dụng MSMV trên toàn cầu hoặc mạng IPM (Interface Public Members) - một công cụ trực tuyến của tổ chức hải quan thế giới WCO và của GS1 có khả năng sử dụng thiết bị di động để quét các loại mã vạch GS1 trên sản phẩm, cung cấp các nguồn thông tin đáng tin cậy về sản phẩm. Hơn nữa, việc quét mã vạch còn tạo thuận lợi cho việc kết nối tự động với mọi dịch vụ xác nhận liên kết với sản phẩm được kiểm soát. Mã số mã vạch GS1 là công cụ đắc lực giúp xác định nguồn gốc hàng hóa và phân định được hàng giả tiềm ẩn.

Quyền Trần - tranminhths@gmail.com
Giữa một thị trường máy lọc nước “trăm hoa đua nở” như hiện nay, việc lựa chọn máy lọc nước đảm bảo chất lượng không thực sự dễ dàng đối với NTD. Làm thế nào để không mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng?
Ông Lại Trung Tùng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Kangaroo

3 - 4 năm trước Kangaroo phải đối mặt với sự tràn lan của hàng giả, hàng nhái với nhiều thủ pháp vô cùng tinh vi. Chúng tôi cũng đưa ra rất nhiều giải pháp phân biệt hàng giả hàng nhái như tem điện tử, các dấu hiệu đặc biệt trong sản xuất như dập nổi logo, tem thiếc, tem vỡ… giúp người tiêu dùng dễ dàng phân biệt hơn.

Nhưng sự tinh vi không chỉ ở việc làm hàng nhái, việc làm giả các sản phẩm như chuỗi phóng sự gần đây của VTV đã đưa, việc lợi dụng các thương hiệu nước ngoài gắn mác cho máy lọc nước đã khiến nhiều người tiêu dùng nhầm tưởng về chất lượng sản phẩm.

Tuy nhiên, giải pháp mà Kangaroo lựa chọn đó là liên tục phát triển công nghệ, tăng hàm lượng chất xám trong sản phẩm, giá trị công nghệ mới… đó chính là những biện pháp giúp cho Kangaroo giữ được các giá trị riêng của mình.

Nguyễn Thị Châu Loan - chauloanolive@gmail.com
Giải pháp nào cho các DN vừa và nhỏ ứng dụng KHCN mà không trăn trở về vốn?
TS. Nguyễn Minh Phong - Chuyên gia kinh tế

Giải bài toán hỗ trợ DNVVN ứng dụng KHCN mà không trăn trở về vốn là một bài toán kép không dễ giải của Việt Nam, không thể giải một lần và càng không thể khoán trắng cho một bên, mà đòi hỏi cần có sự tham gia của nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học và người dân; trong đó liên kết giữa nhà khoa học và nhà đầu tư là nòng cốt.

Trước hết, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện quy hoạch phát triển quốc gia và mỗi địa phương, ngành và chiến lược đầu tư của từng DN theo hướng mở, phù hợp với nhu cầu, triển vọng thị trường, phát huy lợi thế so sánh, kinh nghiệm và phù hợp với thực tiễn công nghệ; có chính sách ưu đãi phù hợp cho các hoạt động ứng dụng KHCN; chủ động xây dựng cho được và khép kín chuỗi liên kết trong sản xuất, bảo quản, chế biến và phân phối trong nước, cũng như tích cực tham gia hiệu quả vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị nông nghiệp toàn cầu.

Đặc biệt, cần có đột phá trong cơ chế đầu tư và tín dụng hỗ trợ DN nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng KHCN với cơ chế vay thuận lợi, thông thoáng nhất; không chỉ cho một ngân hàng thương mại làm việc này, mà cho nhiều ngân hàng thương mại cùng cạnh tranh tham gia, nâng cao chất lượng tín dụng, chống tiêu cực, chi phí không chính thức; Tách bạch rõ ràng giữa tín dụng chính sách với tín dụng thương mại. Khi thực hiện nhiệm vụ chính sách các TCTD cũng phải được hưởng những ưu đãi của chính sách như các đơn vị thụ hưởng, được hỗ trợ nguồn vốn cho vay, cấp bù lãi suất do thực hiện chính sách giảm lãi suất; cách tính các hệ số an toàn, chính sách thuế, cơ chế xử lý rủi ro cần linh hoạt hơn; không hình sự hóa các quan hệ tín dụng, xác định đến cùng trách nhiệm trả nợ của người vay, ngăn chặn sự lạm dung, rủi ro đạo đức và giảm tâm lý lo ngại của cán bộ tín dụng khi thực hiện cho vay khách hàng.

Ngoài ra, Chính phủ cần khuyến khích thành lập và vận hành hiệu quả các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp; coi trọng xây dựng các cơ chế, chính sách, lộ trình thực hiện các ưu đãi thuế, tín dụng; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực và cán bộ; phát triển các trung tâm và các dịch vụ hỗ trợ chuyển giao và quản lý KHCN, xây dựng, phát triển, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng mẫu mã, bao bì, xây dựng thương hiệu, áp dụng thương mại điện tử cho các DN đầu tư và ứng dụng KHCN, nhất là cho vay và đầu tư cho các DN tham gia vào chuỗi liên kết; xây dựng và duy trì hàng rào kỹ thuật đúng quy định và các cam kết hội nhập để bảo vệ doanh nghiệp trong nước; đẩy mạnh xúc tiến thương mại đối với sản phẩm; Nâng cao năng lực và hiệu lực quản lý của Nhà nước trong việc kiểm soát quy chuẩn chất lượng các sản phẩm; xử lý nghiêm minh các hành vi gian lận, vi phạm pháp luật; coi trọng dự báo và cung cấp thông tin thường xuyên về cung - cầu, giá cả thị trường trong nước và thế giới; hỗ trợ tuyên truyền, tiếp thị, quảng bá để tạo thương hiệu và thúc đẩy tiêu thụ các sản ứng dụng KHCN…

Dương Hoài Vũ - vuduongee@gmail.com
Những hành vi cụ thể vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì bị xử lý như thế nào?
Bà Đinh Thị Mỹ Loan - Chủ tịch Hiệp hội Các nhà Bán lẻ Việt Nam

Theo Điều 11 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010:

1. Cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

3. Cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

4. Chính phủ quy định chi tiết việc xử phạt vi phạm hành chính trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Thủy Hoàng - hoangthuy789@gmail.com
Xin chào lãnh đạo Tổng cục, theo tôi được biết thì có rất là nhiều sản phẩm của các tập đoàn nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam vậy chất lượng những sản phẩm đó được những cơ quan nào đánh giá. Người tiêu dùng kiểm tra chất lượng bằng cách như thế nào?
Ông Hà Minh Hiệp - Phó Tổng cục trưởng Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

1. Theo quy định tại Luật Chất lượng SPHH thì hàng hóa được phân thành 02 nhóm:

- Sản phẩm, hàng hóa nhóm 1 (sản phẩm, hàng hóa không có khả năng gây mất an toàn) được quản lý trên cơ sở tiêu chuẩn do người sản xuất công bố áp dụng).

- Sản phẩm, hàng hóa nhóm 2, việc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa này được căn cứ trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành và tiêu chuẩn do người sản xuất công bố áp dụng.

Do đó, nếu là hàng hóa nhóm 2 thì doanh nghiệp phải thực hiện biện pháp quản lý theo quy định tại QCVN (đánh giá sự phù hợp, đăng ký kiểm tra chất lượng đối với lô hàng nhập khẩu tại cơ quan kiểm tra nhà nước).

Để giảm thủ tục hành chính, thời gian thông quan và thời gian đánh giá sự phù hợp, doanh nghiệp nhập khẩu có thể lựa chọn hình thức đánh giá tại nguồn (tại cơ sở SX nước ngoài) và khí đó giấy chứng nhận có giá trị 03 năm và hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu sẽ không phải thực hiện lấy mẫu thử nghiệm, đánh giá.

Bên cạnh đó, đối với hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ KHCN, Tổng cục TĐC cũng đã hướng dẫn các tổ chức ĐGSPH thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp.

2. Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa quy định rõ nhà sản xuất phải có nghĩa vụ thể hiện các thông tin về chất lượng trên bao bì và trong tài liệu kèm theo hàng hóa. Để mua được những sản phẩm có chất lượng, đảm bảo an toàn sức khỏecho người tiêu dùng, bí quyết của những người tiêu dùng thông thái là tìm xem mặt hàng đó có được nhà sản xuất công bố chỉ tiêu chất lượng cụ thể hay không, chỉ tiêu chất lượng đó cụ thể như thế nào, do tổ chức nào chứng nhận.

Ngoài ra, một số cách có thể giúp người tiêu dùng có thể mua được hàng hóa cóchất lượng:

- Lựa chọn địa chỉ mua hàng uy tín, được nhiều người tin cậy.

- Về giá cả hàng hóa: Giá tiền không phải yếu tố quyết định nhưng sản phẩm chính hãng thường không có giá quá rẻ. Nếu rẻ quá thì bạn nên cân nhắc.

- Chọn sản phẩm nguyên hộp: nên mua các sản phẩm vẫn còn nguyên niêm phong (seal) và giấy bóng kính.

- Để ý đến các chi tiết trên hộp: Hàng chuẩn thường có vỏ hộp được in cẩn thận, rõ ràng, hài hoà về mặt thẩm mỹ và cực kỳ ít lỗi sai.

- Cảm quan cá nhân trên sản phẩm: Điều này người tiêu dùng cần có một chút kinh nghiệm để nhìn bằng mắt thường nhưnhãn hàng hóa, dấu hợp quy. Ngoài ra, sản phẩm chính hãng thường ít có lỗi vặt (ví dụ chỉ thừa, may lỗi... đối với những mặt hàng như giày dép, quần áo; nước hoa, thứ cần nhận biết chính là mùi hương, thời gian bay mùi...).

Nguyễn Thị Trà My - tramy88bn@yahoo.com.vn
Việc ứng dụng KHCN để tăng chất lượng và sức cạnh tranh của hàng hóa theo chuỗi giá trị đang được các DN thực hiện, DN Việt Nam cần phải làm gì để thúc đẩy hoạt động này nhanh hơn?
TS. Nguyễn Minh Phong - Chuyên gia kinh tế

Trước hết, DN cần quan tâm lựa chọn những sản phẩm, lĩnh vực, dịch vụ chủ yếu có lợi thế so sánh và triển vọng thị trường để tập trung các nguồn lực đầu tư như một định hướng ưu tiên lâu dài; Đồng thời, DN cần xác định được yêu cầu và cấp độ KHCN mà mình cần ứng dụng, nhất là công nghệ cho phép DN tham gia sâu vào chuỗi gia trị và đảm bảo khép kín chuỗi cung ứng; Tiếp đó, xây dựng các phương án tài chính, chuẩn bị nguồn nhân lực và các cơ chế đầu tư, quản lý phù hợp để triển khai...

Thực tế và yêu cầu của cuộc CMCN 4.0 đặt ra và đòi hỏi các DN Việt Nam cần nhiều hơn nữa những đột phá trong cách nghĩ, cách làm và các chính sách cần thiết, nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNC, tăng liên kết theo chuỗi giá trị khép kín từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm trong các khâu của quá trình sản xuất chủ yếu theo chiều sâu, nâng cao năng lực cạnh tranh theo hướng hiện đại, văn minh và phát triển bền vững; ưu tiên ứng dụng công nghệ mới, quy trình sản xuất