The Provincial Competitiveness Index ( PCI )

CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH

Provincial Green Index

English

Hà Giang: Từng bước hiện đại hóa nền hành chính

Chỉ đạo, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước, giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người dân, doanh nghiệp, khai thác, tìm kiếm thông tin, dữ liệu về các lĩnh vực... đều được thực hiện trên nền tảng số, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, thúc đẩy phát triển KT - XH, hướng đến xây dựng chính quyền đổi mới, liêm chính, kỷ cương, hành động, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ.
Nghị quyết số 18 của BCH Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số (CĐS) với quan điểm xuyên suốt là thực hiện CĐS trên cả ba trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số; trong đó, tập trung thúc đẩy thực hiện xây dựng chính quyền số để tạo đà và định hướng, dẫn dắt, quản lý, hỗ trợ kinh tế số và xã hội số phát triển. Sau 2 năm tập trung nguồn lực, quyết liệt triển khai Nghị quyết số 76 của Chính phủ về Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) nhà nước giai đoạn 2021 - 2030, Nghị quyết số 14 của BTV Tỉnh ủy về đẩy mạnh CCHC, nâng cao chất lượng công vụ và Nghị quyết số 18 BCH Đảng bộ tỉnh với các giải pháp đồng bộ, trọng tâm, nền hành chính của tỉnh đang từng bước được hiện đại với nhiều hoạt động, dịch vụ được số hóa.
TTHC rườm rà, mất nhiều thời gian, chi phí không chính thức là “điểm nghẽn” lớn trong chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Năm 2022, chỉ số PCI của Hà Giang tăng 18 bậc so với năm 2021, xếp thứ 41/63 tỉnh, thành trong cả nước, là thứ hạng cao nhất của tỉnh tính từ năm 2012 đến nay. Điều đó là minh chứng rõ nét nhất cho những nỗ lực CCHC của tỉnh thời gian qua.
Theo đó, các cấp, ngành chủ động rà soát, đơn giản hóa quy định TTHC, tái cấu trúc quy trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT), nhất là các TTHC liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp. Các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh được duy trì, vận hành hiệu quả như: Mạng truyền số liệu chuyên dùng duy trì kết nối 100% cơ quan hành chính nhà nước thông suốt với Trung tâm dữ liệu của tỉnh; hệ thống thư điện tử công vụ với trên 17.600 tài khoản; cấp trên 23.700 chứng thư số cho cán bộ công chức các cấp; duy trì hoạt động của 241 điểm cầu trực tuyến. Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh được đồng bộ, thống nhất tại 100% cơ quan hành chính nhà nước; các trang, cổng thông tin điện tử cơ quan thường xuyên đăng tải kịp thời thông tin chỉ đạo, điều hành và các TTHC; hệ thống quản lý văn bản và điều hành công việc duy trì hiệu quả với gần 3,6 triệu văn bản gửi/nhận trong năm 2022; tỷ lệ văn bản ký số cá nhân trên hệ thống đạt trên 95%.
Tỉnh đầu tư nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu tỉnh Hà Giang kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu (CSDL) của tỉnh và của bộ, ngành T.Ư; hoàn thành và đưa vào sử dụng một số hệ thống thông tin, CSDL chuyên ngành như: Cổng thông tin dữ liệu dùng chung, kết nối 81 CSDL của 14 sở, ngành; CSDL quản lý lao động - việc làm; CSDL quản lý hộ chính sách và hộ nghèo; phần mềm quản lý trẻ em; CSDL khoa học và công nghệ; CSDL truy xuất nguồn gốc, mã vùng trồng, truy vết sản phẩm nền kinh tế tuần hoàn gắn với thương mại điện tử; cấp mã QRcode cho 160 doanh nghiệp, HTX và 609 sản phẩm tiêu biểu của tỉnh; CSDL dự án đầu tư cập nhật, theo dõi tiến độ triển khai 100 dự án; tuyển sinh đầu cấp trực tuyến với tổng số 67.399 hồ sơ đăng ký; triển khai ứng dụng Zalo tra cứu điểm thi tuyển sinh, điểm thi tốt nghiệp THPT; cập nhật thông tin 1.651 người thi mô phỏng trên phần mềm mô phỏng hoạt động đào tạo, sát hạch cấp Giấy phép lái xe. Đang triển khai hệ thống thông tin, CSDL về giá; phần mềm quản lý hoạt động đào tạo; cổng giao tiếp điện tử tỉnh Hà Giang; phần mềm lập dự toán và chấp hành dự toán; phần mềm quản lý, giám sát thực hiện chế độ, chính sách cho học sinh trường bán trú, nội trú; cổng thông tin và bản đồ số về du lịch.
Đặc biệt, đẩy mạnh thực hiện Quyết định 06 của Thủ tướng Chính phủ về cơ sở dữ liệu dân cư, tỉnh đã kết nối chính thức hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh với CSDL quốc gia về dân cư; nâng cấp, hoàn thiện chức năng thanh toán phí, lệ phí TTHC trên cổng DVCTT; đồng bộ danh mục dữ liệu từ cổng dịch vụ công quốc gia về cổng DVCTT của tỉnh; đăng ký, đăng nhập qua cổng DVCTT dịch vụ công của tỉnh bằng tài khoản định danh điện tử VNelD trên cổng Dịch vụ công quốc gia. Bên cạnh đó, các cấp, ngành quan tâm, bố trí kinh phí đầu tư, bổ sung trang thiết bị, máy móc, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin hiện đại phục vụ chỉ đạo, điều hành của các cơ quan và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ CĐS.
Hiện đại hóa nền hành chính là công cụ, đòn bẩy thúc đẩy CCHC, sự tất yếu trong phát triển KT - XH hiện nay, nhất là trong bối cảnh bùng nổ của cuộc cách mạng 4.0. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, công tác CCHC của tỉnh đạt được nhiều kết quả quan trọng. Từ năm 2019 đến nay, xếp hạng các chỉ số thành phần về CCHC của tỉnh tăng mạnh; trong đó, chỉ số xây dựng và phát triển chính quyền số, chính quyền điện tử của tỉnh năm 2022 xếp thứ 26/63 tỉnh, thành phố.