Hòa Bình: Thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phát triển SX-KD
Trong 10 chỉ số PCI thành phần các chỉ số: Tính năng động, tính minh bạch, cạnh tranh bình đẳng, đào tạo lao động, thiết chế pháp lý được đánh giá ở mức khá. Các chỉ số ở mức tương đối thấp là: Chi phí không chính thức, tiếp cận đất đai, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. Còn lại các chỉ số như chi phí gia nhập thị trường, chi phí thời về thời gian ở mức thấp. Về tính năng độ của lãnh đạo cấp tỉnh tăng 13 bậc so với năm 2013. UBND tỉnh được đánh giá linh hoạt trong việc tạo lập môi trường kinh doanh và quan tâm phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Về đào tạo lao động tăng 33 bậc so với năm trước. Việc cung cấp dịch vụ việc làm có tiến triển, trình độ lao động được đào tạo nghề thuộc nhóm khá tốt. Hiệu quả hoạt động của một phận một cửa được cải thiện. Việc tiếp cận các tài liệu về quy hoạch và tài liều về pháp lý của tỉnh đã dễ dàng hơn năm 2013 rất nhiều ...Tuy nhiên đánh giá cũng cho thấy, trình độ, năng lực cán bộ trực tiếp giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp và người dân còn hạn chế, kém thân thiện gây tâm lý ngại ngần cho doanh nghiệp và người dân. DN còn phải mất nhiều thời gian để tìm hiểu và thực hiện các quy định của Nhà nước và phân phải bỏ ra các khoản chi phí để giải quyết công việc...
Với nhận thức đúng đắn về chỉ số PCI là cảm nhận của doanh nghiệp dân doanh về chất lượng điều hành nền kinh tế, nhìn nhận thẳn thắn vào những yếu kém, hạn chế, xác định cải thiện môi trường kinh doanh, hướng tới sự hài lòng của doanh nghiệp và người dân, là nhiệm vụ kiên trì, lâu dài của cả hệ thống cính trị, trong thời gian qua, UBND tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh. Trong đó đã xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể tổ chức thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia năm 2015-2016 trên địa bàn tỉnh. Đổi mới cách làm việc của lãnh đạo tỉnh theo chuyên đề, lĩnh vực, xác định khung thời gian cần tham mưu, giải quyết những bức xúc, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; công khai các chủ trương, chính sách, quy trình thủ tục, quy hoạch phát triển KT-XH để tổ chức cá nhân biết và thực hiện; thúc đẩy các chương trình trình, dự án đang được UBND tỉnh tập trung thực thiện. Các sở ngành chức năng được giao nhiệm vụ cụ thể và xác định rõ trách nhiệm trong phối hợp, tổ chức thực hiện các giải pháp cải cách hành chính, nâng cao năng lực và trách nhiệm thực thi công vụ, gắn với các cơ chế giám sát và chịu trách nhiệm trong việc giải quyết các TTHC liên quan đến doanh nghiệp và người dân; Có thể thấy rõ hiệu quả thực hiện các giải pháp linh doanh trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh, cải cách quy trình, thủ tục hồ sơ nộp thuế; cải thiện chất lượng điện năng, và cách thức giải quyết công việc của các cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh đã có tiến bộ hơn. Phó Giám đốc Sở KHĐT Nguyễn Ngọc Điệp cho rằng: Với những giải pháp quyết liệt và hiệu quả của tỉnh đang triển khai, xây dựng bộ máy chính quyền các cấp đối với doanh nghiệp, nhà đầu tư và công dân theo hướng thân thiện, chuyên nghiệp và tạo thuận lợi tối đa, thực hiện cơ chế chuyển từ quản lý sang đồng hành, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hứa hẹn hứa hẹn cải thiện mạnh mẽ về môi trường kinh doanh của tỉnh để đưa tỉnh vững bước trong tiến trình hội nhập.
LC
Theo Báo Hòa Bình ngày 22/09/2015