The Provincial Competitiveness Index ( PCI )

CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH

Provincial Green Index

English

Khánh Hòa: Sự hài lòng

Với chức năng cập nhật các chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về CCHC; tình hình triển khai và kết quả CCHC trên các lĩnh vực; cung cấp dịch vụ công trực tuyến giữa công dân với các sở, ngành, địa phương; tra cứu kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trực tuyến mức độ 3, Cổng thông tin CCHC cung cấp thông tin về tình hình CCHC của tỉnh, tra cứu TTHC, dịch vụ công trực tuyến. Cạnh đó, đây là địa chỉ tiếp nhận phản hồi, kiến nghị của công dân; cung cấp cơ sở dữ liệu, cập nhật thông tin về chủ trương, tình hình, kết quả, mô hình sáng kiến, bài viết về CCHC của tỉnh; thống kê kết quả giải quyết hồ sơ theo cơ chế một cửa.
Hiện nay, thông qua việc xác định chỉ số CCHC, các ngành, địa phương xác định rõ mặt mạnh, mặt yếu của mình để có sự điều chỉnh cần thiết về mục tiêu, nội dung và các giải pháp trong triển khai CCHC, góp phần nâng cao hiệu quả CCHC, xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả.
Năm 2013, Chỉ số CCHC tỉnh Khánh Hòa đạt được 78,15%, nằm trong nhóm 34 tỉnh đạt chỉ số từ trên 70% đến dưới 80%; xếp thứ 32/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tăng 2 bậc so với năm 2012 (76,84%).
Kết quả đánh giá cho thấy, có những tiêu chí Khánh Hòa thực hiện rất tốt như cải cách tổ chức bộ máy, chỉ đạo điều hành CCHC... Tuy nhiên, có 3 chỉ số thành phần giảm cả về điểm số lẫn thứ hạng là cải cách TTHC, cải cách tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Kết quả chung, Khánh Hòa xếp thứ 32/63 tỉnh, thành phố, tăng 2 bậc trên bảng xếp hạng, còn quá khiêm tốn so với tiềm năng và kỳ vọng của người dân, tổ chức và doanh nghiệp (DN). Xin được nói thêm, điểm do Bộ Nội vụ đánh giá Khánh Hòa xếp vị trí thứ 30/63 tỉnh, thành phố; nhưng điểm điều tra xã hội học Khánh Hòa chỉ đứng thứ 49/63 tỉnh, thành phố.
Thực tế cho thấy, việc rà soát, đơn giản hóa TTHC ở nhiều ngành, địa phương chưa đạt yêu cầu, còn mang tính đối phó; giải quyết TTHC còn gây khó khăn, chậm trễ.
Có điều đáng chú ý là kết quả cải cách TTHC và chất lượng dịch vụ công hiện còn rất hạn chế, khiến cho người dân, DN cảm nhận và đánh giá chưa tốt về môi trường đầu tư kinh doanh và sự phục vụ của các cơ quan nhà nước tại địa bàn. Đơn cử như về thể chế, chính sách, nhiều DN và nhà đầu tư còn thiếu thông tin về danh mục và chính sách thu hút, ưu đãi đầu tư, chính sách khuyến khích xã hội hóa các dịch vụ sự nghiệp công... Mà, điều này đã có tác động hết sức quan trọng trong việc xác định Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). CCHC yếu sẽ kéo PCI xuống rất sâu; tác động xấu đến thu hút đầu tư.
Cần xác định, câu chuyện CCHC không phải chỉ có chỉ đạo từ trên xuống. Các ngành, đơn vị, địa phương phải chủ động, tích cực đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp CCHC. Và, trong triển khai thực hiện CCHC, cũng cần, xem xét, xử lý trách nhiệm, lấy kết quả CCHC để đánh giá kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ của người đứng đầu.
Suy cho cùng, thực hiện tốt công tác CCHC nhằm hướng tới sự hài lòng của người dân, DN đối với các cơ quan hành chính. Để có được điều ấy, không chỉ phải làm tốt công tác CCHC mà còn thay đổi một cách cơ bản tác phong, lề lối làm việc, thái độ thực thi công vụ của cán bộ các sở, ngành, địa phương.

PHONG NGUYÊN

Theo Báo điện tử Khánh Hòa ngày 30/10/2014