The Provincial Competitiveness Index ( PCI )

CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH

Provincial Green Index

English

Lấy ý kiến hoàn thiện Luật cạnh tranh (sửa đổi)

Tại Hội thảo Lấy ý kiến hoàn thiện Luật cạnh tranh (sửa đổi), các chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp đều đồng nhất quan điểm cấp thiết phải sửa đổi Luật cho phù với thực tiễn nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Yêu cầu cấp thiết phải sửa đổi Luật cạnh tranh cho phù hợp với thực tiễn kinh tế thị trường như hiện nay

Yêu cầu cấp thiết phải sửa đổi Luật cạnh tranh cho phù hợp với thực tiễn kinh tế thị trường

Cụ thể, Hội thảo lấy ý kiến hoàn thiện Luật cạnh tranh (sửa đổi) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Công Thương vừa được tổ chức hôm qua cho thấy, sau 12 năm Luật cạnh tranh được thực thi, thì Luật này đang bộc lộ rõ những hạn chế trong thực tiễn. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ngày càng hội nhập và phát triển như hiện nay.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban pháp chế (VCCI) đánh giá cao yêu cầu cấp thiết từ thực thế phải sửa đổi, điều chỉnh Luật cạnh tranh cho phù hợp với thực tiễn cũng như phát huy tốt vai trò là một công cụ quản lý cạnh tranh hiệu quả chống những hành vi phản cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh hoặc có nguy cơ làm méo mó thị trường cạnh tranh.

Góp ý tại hội thảo, nhiều chuyên gia kinh tế, chuyên gia Luật và cộng đồng doanh nghiệp cho rằng: Luật cạnh tranh năm 2005 bộc lộ những điểm không còn phù hợp gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc xác định như thế nào là vi phạm cạnh tranh? Cạnh tranh không lành mạnh, lạm dụng vị trí để độc quyền? Cũng như việc xác định nhà nước quản lý bằng công cụ hành chính hay cạnh tranh? Nếu nhà nước là chủ thể vi phạm thì căn cứ vào phương thức nào để xử lý? Doanh nghiệp dựa vào chế định nào để bảo vệ được quyền lợi của mình?

Ông Trịnh Anh Tuấn, Phó Cục trưởng, Cục Quản lý Cạnh tranh, Bộ Công Thương nhấn mạnh: điểm mới trong Dự thảo lần này tập trung mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng. Trong đó kiểm soát đối tượng có khả năng gây phản cạnh tranh: cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan hành chính sự nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp và doanh nghiệp…

Liên quan đến điều chỉnh cơ quan quản lý cạnh tranh, Ông Tuấn cũng cho biết, trong Dự thảo này đang đề xuất xây dựng mô hình đơn nhất quy định thẩm quyền của cơ quan ở vị trí cao hơn, cụ thể trực thuộc Chính phủ và do Chính phủ thành lập thay vì hai cơ quan quản lý cạnh tranh đang hoạt động độc lập như hiện nay là Hội đồng cạnh tranh Việt Nam và Cục quản lý cạnh tranh.

Ông Nguyễn Đức Thành, TS. kinh tế, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách, Trường Đại học Kinh tế -ĐHQGHN nhận định “Cạnh tranh là đức hạnh của nền kinh tế, muốn Luật cạnh tranh đi sâu vào thực tiễn trước hết cần phải lan truyền tinh thần cạnh tranh “thẩm thấu” vào từng người dân nếu không Luật cạnh tranh có hay có hoàn thiện như thế nào cũng vô nghĩa”.

Đồng tình với quan điểm của ông Đậu Tuấn Anh, Trưởng Ban pháp chế (VCCI) ông Thành cũng cho rằng nếu làm được điều này Luật cạnh tranh sẽ trở thành một công cụ quản lý cạnh tranh hiệu quả nhất và đồng nghĩa nền kinh tế sẽ phát triển theo quy luật cạnh tranh của thị trường khi đó các doanh nghiệp sẽ liên tục phải làm mới mình, sử dụng những công nghệ mới nhất, tối hưu hóa nguyên vật liệu và đưa ra giá thành hợp lý, lấy người tiêu dùng làm trung tâm. Những điều này là cơ sở để thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững và có sức mạnh tranh với các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới.