The Provincial Competitiveness Index ( PCI )

CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH

Provincial Green Index

English

NĂM 2018, CHÍNH PHỦ TIẾP TỤC CHỦ TRƯƠNG “GIẢM CHI PHÍ CHO DOANH NGHIỆP”

Đó là ý kiến của Thủ tướng Chính phủ trả lời chất vấn Đại biểu Quốc hội Nguyễn Phi Thường, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội.

ội dung chất vấn về chủ trương giảm chi phí cho doanh nghiệp trong năm 2018 và chiến lược khuyến khích doanh nghiệp trong nước tăng cường quan hệ với doanh nghiệp FDI.

Về giảm chi phí cho doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ cho biết, sau Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp tháng 5/2017, chủ đề của năm 2017 được chọn là “giảm chi phí cho doanh nghiệp”. Một số doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị năm 2018 tiếp tục đặt trọng tâm vào vấn đề giảm chi phí cho doanh nghiệp để tác động đối với cộng đồng doanh nghiệp sẽ rõ nét hơn và phát huy các kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã triển khai năm trong 2017.

Hình minh họa: internet

Giải pháp liên kết DN trong nước và DN FDI

Theo kết quả điều tra về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2016, có khoảng 14% số doanh nghiệp tư nhân có khách hàng là các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam. Từ phía các doanh nghiệp FDI, theo thống kê, có khoảng 26,6% đầu vào của doanh nghiệp FDI được mua tại Việt Nam. Tỷ lệ này chưa phải là cao song cũng là tín hiệu tích cực cho thấy dấu hiệu cải thiện mối liên kết giữa khu vực FDI và khu vực doanh nghiệp trong nước theo thời gian.

Tuy nhiên, kết quả trên còn chậm so với kỳ vọng của Chính phủ và mức độ cạnh tranh ngày càng cao trong khu vực.

Giải pháp tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI là đẩy mạnh thực thi các chính sách, giải pháp được ban hành thời gian qua về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước phát triển đủ khả năng trở thành đối tác, nhà cung cấp cho các Tập đoàn đa quốc gia, tham gia vào các khâu trong chuỗi cung ứng phù hợp với trình độ phát triển của doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực về công nghệ, quản lý và nhân lực, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến, nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp FDI; hình thành các cụm liên kết theo ngành lĩnh vực và có chính sách thu hút các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng.

Bên cạnh việc thu hút đầu tư từ các Tập đoàn đa quốc gia, cần chú trọng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài thứ cấp có năng lực cạnh tranh, có khả năng tham gia chuỗi sản xuất, tạo giá trị gia tăng cao trong một số lĩnh vực mà doanh nghiệp trong nước còn yếu và thiếu; khuyến khích các doanh nghiệp FDI chủ động liên kết với doanh nghiệp trong nước, tìm ra mô hình hợp tác thích ứng với từng sản phẩm.

Về tăng cường khả năng xuất khẩu, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1137/QĐ-TTg ngày 03 tháng 8 năm 2017 phê duyệt Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, đặc biệt đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao năng lực của doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu.

PN

VOH