The Provincial Competitiveness Index ( PCI )

CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH

Provincial Green Index

English

Quảng Trị: Phấn đấu chỉ số PCI cấp tỉnh nằm trong nhóm có chất lượng điều hành khá

Theo công bố từ giữa tháng 4/2023 của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) về bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của 63 tỉnh, thành trong cả nước năm 2022, tỉnh Quảng Trị xếp thứ hạng 59/63, giảm 18 bậc so với năm 2021.
Quảng Trị: Phấn đấu chỉ số PCI cấp tỉnh nằm trong nhóm có chất lượng điều hành khá
Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Quảng Trị.
Từ thực trạng về giảm sụt nhiều thứ hạng, trên cơ sở phân tích về những khó khăn mà doanh nghiệp đang cần sự tháo gỡ, đồng hành của chính quyền các cấp, tỉnh Quảng Trị đã và đang triển khai nhiều giải pháp, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, nâng cao chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).
Cụ thể, tiếp tục rà soát, kiến nghị bãi bỏ các điều kiện kinh doanh quy định tại các luật chuyên ngành liên quan theo hướng bãi bỏ điều kiện kinh doanh không hợp pháp, không cần thiết, không khả thi, thiếu cụ thể, khó xác định, không dựa trên cơ sở khoa học; rà soát các loại chứng chỉ hành nghề để thu gọn, tránh trùng lặp, tránh lãng phí chi phí của xã hội.
Nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo hướng cắt giảm danh mục hàng hóa nhóm 2; áp dụng đầy đủ nguyên tắc về quản lý rủi ro; bổ sung danh mục mặt hàng miễn, giảm kiểm tra chuyên ngành; thay đổi phương pháp quản lý từ kiểm tra từng lô hàng sang kiểm tra theo mặt hàng.
Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung quy định theo hướng miễn kiểm tra chuyên ngành đối với các mặt hàng doanh nghiệp nhập khẩu số lượng nhỏ để sử dụng nội bộ, nhất là các sản phẩm đã chuẩn hóa cao. Nghiên cứu, kiến nghị các giải pháp cho việc áp dụng phương thức kiểm tra tại nguồn và kiểm tra tại khâu lưu thông trên thị trường nội địa. Nâng cấp, hoàn thiện và triển khai hiệu quả, thực chất thủ tục điện tử trên cổng thông tin một cửa tỉnh.
Nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; chú trọng giải pháp tư vấn, đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp với các nội dung tái cấu trúc doanh nghiệp, tài chính, nhân sự, thị trường, quản trị rủi ro, chuyển đổi số, tham gia chuỗi giá trị bền vững, thủ tục hành chính… Đa dạng hóa và phát triển hiệu quả hệ thống dịch vụ phát triển kinh doanh, vườn ươm doanh nghiệp, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, cơ sở kỹ thuật dùng chung hỗ trợ doanh nghiệp, tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Đa dạng hóa và phát triển hiệu quả hệ thống dịch vụ phát triển kinh doanh, vườn ươm doanh nghiệp, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, cơ sở kỹ thuật dùng chung hỗ trợ doanh nghiệp, tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tiếp tục rà soát, đơn giản hóa và kiến nghị đơn giản hóa thủ tục hành chính để tạo thuận lợi, giảm thời gian và chi phí cho người dân và doanh nghiệp. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định chồng chéo, mâu thuẫn, không hợp lý, khác biệt của pháp luật đối với hoạt động đầu tư kinh doanh.
Thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, cung ứng dịch vụ công trực tuyến; nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành chính. Tăng cường công tác phối hợp giữa các Sở, ban ngành, địa phương và đơn vị trong việc giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp.
Đồng thời, tiếp tục triển khai việc xây dựng, vận hành và nâng cao hiệu quả Cổng dịch vụ công tỉnh và Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh. Tuyên truyền, hướng dẫn, khuyến khích người dân, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết các thủ tục hành chính. Đẩy mạnh phương thức tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích. Chú trọng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả triển khai dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4. Ứng dụng công nghệ thông tin để minh bạch hóa quy trình, thủ tục; huy động sự tham gia, đóng góp của doanh nghiệp và người dân vào xây dựng chính quyền.
Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đồng bộ với thực hiện cải cách hành chính. Khẩn trương triển khai có hiệu quả Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Tăng cường công tác phối hợp trong thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp và nhà đầu tư, tránh gây phiền hà cho người sản xuất, kinh doanh. Giảm tối đa số lần thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp kể cả thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện kế hoạch này; thực hiện nghiêm chế độ báo cáo theo quy định.
Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế gắn với thực hiện cải cách về môi trường kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Tiếp tục thực hiện các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp về tìm hiểu, đầu tư vào tỉnh, nhất là các dự án có vốn lớn, công nghệ cao, than thân thiện với môi trường, tạo nguồn thu ngân sách lớn, các dự án trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng công nghiệp, thương mại dịch vụ, hạ tầng đô thị, nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp.
Các giải pháp phấn đấu đạt mục tiêu đề ra tại Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 là phấn đấu chỉ số PCI nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành khá của cả nước. Tuy nhiên vẫn còn phục thuộc vào sự nỗ lực và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ban, ngành liên quan.