The Provincial Competitiveness Index ( PCI )

CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH

Provincial Green Index

English

Quy trình đầu tư dự án mất hơn 700 ngày: GDP sao tăng cao được?

Đại biểu Phạm Quang Dũng lấy việc mất 700 ngày để thực hiện quy trình thủ tục đầu tư dự án để làm dẫn chứng cho nhận định thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp.

Quy trình đầu tư dự án mất hơn 700 ngày: GDP sao tăng cao được?

Đại biểu Phạm Quang Dũng.

700 ngày để thực hiện thủ tục đầu tư dự án
Quốc hội dành trọn ngày làm việc hôm nay (30/10) để thảo luận chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016. Phát biểu tại phiên thảo luận chiều, đại biểu Phạm Quang Dũng (đoàn Nam Định), Chủ tịch Công ty Tasco cho rằng những bất cập từ bộ máy rườm rà, thủ tục hành chính phức tạp đã làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Đại biểu Dũng cho biết ông rất quan tâm đến hai nội dung chính mà đoàn giám sát của Quốc hội nêu ra. Thứ nhất, đó là con số 2 năm (2015 và 2016) mới chỉ giảm được 0,83% ở khối cơ quan hành chính, trong khi đó các đơn vị sự nghiệp công lập tăng lên và chưa có xu hướng giảm.
Thứ hai, đó là vấn đề thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà phức tạp. Xã hội vẫn còn nhiều quan ngại về tính minh bạch công khai, sự quan liêu hách dịch của một bộ phận trong bộ máy chính quyền nhà nước.
Ông Dũng cho biết có thể lấy rất nhiều dẫn chứng cho nhận định này. Trong đó điển hình là thủ tục hành chính thực hiện một số dự án đầu tư quá rườm rà, phức tạp.
"Một số địa phương tính toán cần hơn 700 ngày để thực hiện thủ tục đầu tư dự án. Đó là số thời gian tuần tự theo quy trình trên giấy tờ, còn trên thực tế thì phải gấp 2, 3 mấy lần", ông Dũng nói.
Ông Dũng nhấn mạnh: Thử hỏi rằng một dự án đầu từ thường phải mất 3,4 năm, trung bình là 5 năm, dài phải mất 7 năm. Như vậy GDP sao mà tăng trưởng cao được?
"Đây không chỉ là sự những nhiễu của cơ quan hành chính mà còn có phần nguyên nhân do luật quy đình còn chồng chéo phức tạp gây khó khăn trong thực hiện", ông Dũng nói.
Gánh nặng chi phí phi chính thức lẫn chính thức
Đại biểu Dũng cũng cho biết thêm, hồi tháng 3/2017, Phòng Thương mại và công nghiệp VCCI ra công bố năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI. Theo đó, chi phí không chính thức của doanh nghiệp mỗi ngày 1 tăng lên. Cụ thể, tăng 2% so với năm 2014, tăng 16% so với năm 2013.
"Chi phí phi chính thức cao. Cùng với đó chi phí lãi vay ngân hàng, chi phí kinh doanh của Việt Nam cũng thuộc hàng cao so với khu vực", ông Dũng nói và cho biết nếu cộng 2 khoản này (chi phí chính thức và phi chính thức - PV) thì giá thành sản phẩm hàng hoá Việt Nam thường cao hơn các hàng hoá trong khu vực 15-17%.
"Thử hỏi nếu như thế thì chúng ta cạnh trạnh như thế nào. Không những khó xuất khẩu được mà còn thua ngay trên sân nhà, dẫn đến việc hàng hoá ngoại tràn vào chiếm lĩnh. Doanh nghiệp khi không bán được hàng thì đình đốn, phá sản. Nhà nước mất nguồn thu, người dân mất việc làm", ông Dũng nói.
Đứng trước tình hình này, theo ông Dũng chúng ra phải lựa chọn hoặc chấp nhận thất thu ngân sách và dân không có việc làm hoặc chúng ta không nể nang mà quyết liệt cải cách thủ tục hành chính,
Để khắc phục được, đại biểu Dũng cho rằng cần phải xác định nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề nêu trên.
Đánh giá nguyên nhân Đoàn giám sát của Quốc hội cũng thừa nhận nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, trong đó có trách nhiệm Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành địa phương trong thời kỳ 2011-2016. Tuy nhiên theo ông Dũng, nếu cứ tìm ra nguyên nhân "chung chung" như thế này thì 5-10 năm nữa vẫn không có nhiều thay đổi.
Ông Dũng đặt vấn đề, liệu quy trình làm luật của chúng ta có "vấn đề" hay không khi để dự thảo luật liên quan tới ngành nào thì ngành đó làm. Điều này dễ dẫn đến tình trạng luật bị đưa vào các rào chắn bảo vệ quyền lợi của bộ ngành đó.
Thứ hai, theo ông Dũng ngay việc sửa đổi luật cũng cần được giao cho các cơ quan độc lập với bộ ngành đó để tránh tình trạng "găm giữ" quyền lợi.

N.MẠNH

BizLive