The Provincial Competitiveness Index ( PCI )

CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH

Provincial Green Index

English

Sóc Trăng: DN phải bồi dưỡng mới vay được vốn ngân hàng

Theo số liệu khảo sát của VCCI được ông Phạm Ngọc Thạch - Phó trưởng Ban pháp chế-VCCI công bố tại hội nghị phân tích chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tại tỉnh Sóc Trăng: chỉ có 48% DN có vay vốn ngân hàng song việc tiếp cận rất khó khăn.

63% DN cho biết phải bồi dưỡng cán bộ ngân hàng mới vay được vốn. 90% DN cho biết lãi suất, điều kiện cho vay DNTN khó hơn DNNN, trên 50% DN cho biết ngân hàng áp đặt các điều kiện tín dụng bất lợi, thủ tục vay còn phiền hà.
Trong số những DN không vay được vốn ngân hàng có 40% phải vay mượn từ người thân, bạn bè và các tổ chức tín dụng khác với lãi suất trên 14%/năm. Đáng quan tâm là có 4% DN phải vay nóng tín dụng đen và các nguồn không chính thức với lãi suất từ 40%-106%/năm.
Tuy nhiên, cảm nhận của DN đối với chính quyền ngày một tốt hơn, 52% DN tin tưởng lãnh đạo tỉnh sẽ hành động để thực hiện các cam kết cải thiện môi trường kinh doanh.
Năm 2016, PCI của tỉnh Sóc Trăng đạt 60,07 điểm, tăng 1,03 điểm so với năm 2015, xếp 22/63 tỉnh thành thuộc nhóm tốt và đứng thứ 7/13 tỉnh thành trong khu vực. Trong đó có 6/10 chỉ số thành phần là tiếp cận đất đai, chi phí thời gian thực hiện thủ tục hành chính, chi phí không chính thức, cạnh tranh bình đẳng, tính năng động và tiên phong của chính quyền, thiết chế pháp lý nằm trong top 10 tốt nhất cả nước.

Theo ông Nguyễn Phương Lam - Phó giám đốc VCCI Cần Thơ: Tuy chi phí thời gian thực hiện các thủ tục hành chính của Sóc Trăng đứng thứ hai cả nước nhưng có đến gần 25% DN cho biết phải mất từ 1-3 tháng để hoàn thành các giấy phép con khác mới có thể đi vào hoạt động, dịch vụ hỗ trợ DN rất yếu, xếp 62/63 tỉnh, thành.
Hạn chế khác của địa phương là tỷ lệ lao động qua đào tạo còn rất thấp, độ mở của websites thông tin chính thức của địa phương chỉ ở mức trung bình và còn thiếu các thông tin về quy hoạch, chính sách mới của địa phương trong thu hút đầu tư hỗ trợ DN.
Để khắc phục những mặt còn hạn chế, ông Lam khuyến nghị: Lãnh đạo địa phương cần phải phân công cụ thể đầu công việc cho các sở ngành, quận huyện; tổ chức đối thoại DN định kỳ.
Tuy nhiên làm sao để các DN quy mô nhỏ cũng nói được tiếng nói của mình. Để cập nhật thông tin thường xuyên về DN các Hiệp hội phải duy trì tốt báo cáo hàng tuần, hàng tháng.

Ông Trần Văn Chuyện - Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết: Nhằm tiếp tục thực hiện Nghị quyết 35, Nghị quyết 19 của Chính phủ về phát triển DN, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, địa phương đã ban hành kế hoạch hành động.
Mục tiêu chung: Cải thiện chất lượng điều hành của bộ máy chính quyền tỉnh, nỗ lực cải cách hành chính, xây dựng một chính quyền thân thiện với DN nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, qua đó tạo động lực cho thu hút đầu tư, phát triển DN, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
Để thực hiện mục tiêu trên, ông Chuyện cho biết địa phương đã đưa ra 11 nhóm giải pháp và ban hành quy chế phối hợp, phân công nhiêm vụ cụ thể cho các sở, ngành, thành phố, huyện thị.
Đồng thời UBND tỉnh cũng giao cho Sở Nội vụ thành lập 2 đoàn kiểm tra đột xuất bất cứ ngành nào nhằm kịp thời phát hiện, chấn chỉnh hoạt động của bộ máy hành chính trên địa bàn với mục tiêu phấn đấu lọt top 15 tỉnh thành có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tốt nhất.