The Provincial Competitiveness Index ( PCI )

CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH

Provincial Green Index

English

Thái Nguyên: Nhiều đột phá trong thu hút đầu tư tại các KCN

Trong nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh, từ 2011 đến 2015 Thái Nguyên đã thành lập 06 KCN với quy mô diện tích 1.420 ha. 04 KCN đi vào hoạt động.
Tính đến hết 2014 các KCN trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 117 dự án (45 dự án FDI và 72 dự án trong nước) với tổng vốn đăng ký là 3,979 tỷ USD và gần 11.000 tỷ đồng, 01 Doanh nghiệp thành lập văn phòng đại diện tại KCN Yên Bình I. Trong số 117 dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư vào các KCN, đến thời điểm báo cáo đã có 44 doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất, dự kiến đến hết năm 2014 sẽ có 80 doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất, đạt doanh số xuất khẩu khoảng 10 tỷ USD và doanh thu tiêu thụ nội địa ước đạt 6.000 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 3 vạn lao động với thu nhập bình quân của người lao động đạt 5,5 triệu đồng/người/tháng, nộp ngân sách ước đạt 200 tỷ đồng. Để có được kết quả "đột phá" này, theo ban Quản lý các KCN là do Thái Nguyên được sự ủng hộ, hướng dẫn kịp thời của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương; sự quan tâm, lãnh đạo và chỉ đạo chặt chẽ của Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh, BQL các KCN.
Bên cạnh đó, ban Quản lý các KCN đã có nhiều cố gắng phối hợp với các sở, ngành chức năng triển khai nhiều giải pháp hiệu quả, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước, tăng cường công tác quản lý đầu tư, DN, quy hoạch - xây dựng, tài nguyên môi trường ...; đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường xúc tiến đầu tư, quản lý hiệu quả dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước và các hoạt động dịch vụ; hỗ trợ các DN triển khai các dự án đầu tư, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh , hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. thêm để có được kết quả đột phá trong công tác thu hút đầu tư là nhờ những nỗ lực triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư ngày càng sôi động với sự nỗ lực, ủng hộ của các cấp các ngành trong tỉnh.
Các hoạt động xúc tiến đầu tư đã có những chuyển biến tích cực và hiệu quả, đó là đã xây dựng và cập nhật các tài liệu xúc tiến đầu tư, các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, danh mục các dự án kêu gọi đầu tư . Xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án như: cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư. Các loại quy hoạch và cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh ngày càng được hoàn thiện...
Giai đoạn 2016 – 2020, với mục tiêu tăng cường thu hút đầu tư vào các KCN và cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng thông thoáng. Ban Quản lý các KCN kết hợp nhiều giải pháp đồng bộ góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu "...sớm đưa tỉnh Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020" như: - Thành lập và phát triển khu kinh tế với đội ngũ công chức, viên chức chuyên nghiệp, có trình độ năng lực cao. - Các KCN của tỉnh đã được hình thành, xây dựng và phát triển theo đúng định hướng quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; hệ thống kết cấu hạ tầng các KCN của tỉnh ngày càng được hoàn thiện góp phần đổi mới và phát triển kết cấu hạ tầng các Khu công nghiệp và hạ tầng đô thị của Tỉnh. - Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các KCN, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, bền vững, giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương; đồng thời góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường, bảo đảm đảm an ninh - trật tự, xóa đói, giảm nghèo. - Góp phần vào việc cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời đã tạo lập được niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu cơ hội và đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh. - Thúc đẩy nghiên cứu khoa học công nghệ gắn với chuyển giao công nghệ vào thực tiễn sản xuất để giảm giá thành và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trong KCN với thị trường trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, ban Quản lý các KCN chủ động đề xuất với Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh: - Tiếp tục tập trung nguồn lực để đền bù giải phóng mặt bằng, tạo qũy đất sạch gắn với xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp một cách đồng bộ để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu hút đầu tư các dự án FDI đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao. - Tăng cường xúc tiến đầu tư theo định hướng chung của tỉnh, tập trung vào một số ngành và lĩnh vực ưu tiên như cơ khí chế tạo, điện, điện tử, công nghệ cao. Đề ra các giải pháp xúc tiến đầu tư, gắn vai trò của các chủ đầu tư các khu công nghiệp trong xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp. - Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả của cơ chế "một cửa, một dấu tại chỗ", đề nghị UBND Tỉnh ủy quyền cho Ban Quản lý các KCN thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư sản xuất trong các KCN trên địa bàn tỉnh theo Nghị định 29/2008/NĐ- CP ngày 14/03/2008 của Chính phủ quy định về Khu công nghiệp, Khu chế xuất và Khu kinh tế. - Hình thành cơ chế phối hợp giải quyết liên ngành đối với các vấn đề phức tạp phát sinh trong hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN theo cơ chế "Một cửa, một dấu tại chỗ".

Theo Lan Anh Seatimes.com.vn ngày 29/12/2014