The Provincial Competitiveness Index ( PCI )

CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH

Provincial Green Index

English

Thanh Hóa: DDCI là kỳ vọng của doanh nghiệp đến cơ quan chính quyền

Kết quả đánh giá DDCI không chỉ còn là công cụ đánh giá cải thiện chính sách về môi trường đầu tư, kinh doanh của địa phương mà còn là kỳ vọng của doanh nghiệp đến cơ quan chính quyền.
DDCI hướng tới mục tiêu chính là nâng cao chất lượng quản trị và điều hành kinh tế tại cấp tỉnh và huyện, góp phần cải thiện chất lượng quản trị công. Do vậy chỉ số này được xây dựng nhằm thúc đẩy nhận thức và hành động nhằm cải thiện công tác và quản lý, điều hành kinh tế tại địa phương, với mục đích mang lại lợi ích tốt nhất cho cộng đồng doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Điều này cũng trực tiếp mang lại lợi ích về cải thiện môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và cho nền kinh tế và người dân tại địa phương.
DDCI đã trở thành một trong những nội dung ưu tiên trong chỉ đạo và điều hành của các tỉnh nhằm thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong năm 2019 và định hướng đến năm 2021 vừa qua.
Ngày 10/11/2021, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 4511/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án Đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện (DDCI) tỉnh Thanh Hóa. Chi nhánh Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Thanh Hóa được giao là đơn vị chủ trì triển khai Đề án.
Thực hiện Quyết định nêu trên, VCCI Thanh Hóa đang triển khai lấy ý kiến đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp đang tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh về chất lượng, năng lực điều hành kinh tế của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện thông qua hai hình thức: khảo sát trực tiếp qua thư và khảo sát trực tuyến.
Ông Đỗ Đình Hiệu, Giám đốc VCCI Chi nhánh Thanh Hóa cho biết biết: Thông qua mỗi tấm phiếu khảo sát doanh nghiệp chủ động được hưởng mọi quyền lợi của mình trên mỗi phiếu đánh giá. Thông qua các phiếu khảo sát DDCI công tâm, khách quan của cộng đồng doanh nghiệp sẽ là nguồn thông tin hữu ích, tin cậy giúp tìm ra các trở ngại, những nút thắt, điểm nghẽn liên quan trực tiếp tới năng lực điều hành kinh tế và môi trường kinh doanh trong từng lĩnh vực và địa phương của tỉnh. Từ đó nghiên cứu các giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, cải thiện thực chất môi trường đầu tư - kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.
Trao đổi với DĐDN về tham gia đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa về DCCI, ông Cao Tiến Đoan - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bất động sản Đông Á – DCCI chính là công cụ để doanh nghiệp kỳ vọng đến cơ quan chính quyền các cấp của địa phương. Vì vậy, cộng đồng doanh nghiệp Thanh Hóa hãy thể hiện quyền lợi, trách nhiệm của mình bằng việc tích cực tham gia khảo sát một cách công tâm và khách quan để phản ánh tiếng nói của mình tới chính quyền các cấp, góp phần thiết thực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.
Trai qua nhiều năm, chỉ số PCI cấp tỉnh ngày càng hoàn thiện, bổ sung thêm nhiều công cụ đo lường và đánh giá chính xác hơn. Nhìn nhận góc độ doanh nghiệp.
Từ năm 2015 đến nay, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Thanh Hóa liên tục tăng về điểm số. Tuy nhiên, điểm số và thứ hạng chưa ổn định và chưa có sự đột phá. Điển hình như năm 2020, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Thanh Hóa đạt 63,91 điểm, đứng thứ 28 cả nước và thuộc nhóm khá. Tuy đây là năm tỉnh đạt được điểm số khá cao, nhưng mức độ cải thiện lại chưa đáp ứng được kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp, bởi trên thực tế, thứ hạng PCI năm 2020 có tăng 3 bậc so với năm 2016 nhưng đã tụt 4 bậc so với năm 2019.