The Provincial Competitiveness Index ( PCI )

CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH

Provincial Green Index

English

Top 5 PCI “Ngày ấy - Bây giờ”

Bình Dương tiên phong

Năm 2006 - 2007, hai năm đầu tiên chỉ số PCI được triển khai tại tất cả các tỉnh thành trong cả nước là hai năm Bình Dương nắm vị trí quán quân của chỉ số này.

Đây cũng là hai năm mà Á quân Đà Nẵng đuổi theo Bình Dương sát nút và bứt phá mạnh mẽ trong 3 năm tiếp theo.

Nhìn lại lịch sử, nếu như trong bảng xếp hạng PCI năm 2005 (khi mới chỉ có 42 tỉnh thành được xếp hạng) Đà Nẵng thua Bình Dương đến 6,15 điểm thì sau một năm, khoảng cách ấy chỉ còn 0,84 điểm!

"Hat-trick" Đà Nẵng
Từ 2008 - 2010, Đà Nẵng liên tiếp 3 lần giữ ngôi vương bảng xếp hạng PCI. Còn Bình Dương - Kẻ đi tiên phong, mở lối sau hai năm tiếp tục kiên trì bám đuổi ở vị trí số 2 thì đến 2010 đã bị tụt xuống vị trí thứ 5. Với những gì mà thành phố Đà Nẵng đã đạt được trong năm 2008 đến 2010 về chỉ số PCI khiến cho nhiều người tưởng tượng về một môi trường kinh doanh tuyệt vời nhất Việt Nam. Tuy nhiên, chính trong lúc đang nắm giữ vị trí quán quân của mình, chỉ số PCI Đà Nẵng đã bắt đầu có dấu hiệu tụt dốc rõ ràng và đã được các chuyên gia dự báo và phân tích chi tiết ngay từ khi Đà Nẵng tiếp tục nắm giữ vị trí cao nhất về PCI năm 2010. Ông Đậu Anh Tuấn - Khi đó là Phó trưởng Ban Pháp chế VCCI đã chỉ rõ: Năm 2010, tuy đứng đầu cả nước nhưng chỉ số PCI của Đà Nẵng đã giảm điểm so với chính mình. Nếu điểm của Đà Nẵng năm 2009 là 75,96 thì năm 2010 con số này chỉ còn 69,77, tức là kém 6,19 điểm.

Bản thân ông Văn Hữu Chiến thời điểm đó là Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cũng đã khẳng định: "Thực tế thành phố Đà Nẵng đã có những lúc lơ là, chủ quan và bằng lòng với kết quả đạt được, chưa có những biện pháp cụ thể, mạnh mẽ và liên tục để duy trì và nâng cao hơn nữa chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh của thành phố".

Nỗ lực của Lào Cai, Đồng Tháp

Vị trí dẫn đầu năm 2011 của Lào Cai xuất phát từ những nỗ lực cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh liên tiếp trong nhiều năm.

Nếu như năm 2008 Lào Cai mới chỉ đứng ở vị trí thứ 8 thì đến 2009, tỉnh này đã đuổi theo Á quân Bình Dương sát nút và năm tiếp theo thì áp sát vị trí dẫn đầu của TP. Đà Nẵng.

Sự nỗ lực Lào Cai cùng với sự suy giảm "phong độ" của Đà Nẵng và Đồng Tháp đã khiến tỉnh miền núi này trong vòng 2 năm lần lượt "đánh bại" 2 tỉnh trên để vươn lên vị trí dẫn đầu.

Ngoài việc Đồng Tháp soán ngôi vương của Lào Cai sau nhiều năm "vững vàng" ở top 5 thì 2012 là năm có nhiều xáo trộn bất ngờ của chỉ số PCI.

Thứ nhất, đây là lần đầu tiên bảng xếp hạng PCI không ghi nhận bất cứ địa phương nào lọt vào nhóm “rất tốt” (65 điểm trở lên). Ngay cả với vị trí dẫn đầu là Đồng Tháp cũng chỉ đạt được 63,70 điểm.

Tiếp đến là việc các tỉnh “ngôi sao” luôn dẫn đầu các năm trước như Đà Nẵng và Bình Dương 2012 đã có sự suy yếu rõ rệt, hoàn toàn biến mất tại top 5.

Sự trở lại của Đà Nẵng
Sau khi rớt xuống vị trí thấp nhất trong lịch sử PCI của mình, xếp thứ 12/63 vào năm 2012, ngay năm sau Đà Nẵng đã dẫn đầu bảng xếp hạng.
Ngoài ra, Thừa Thiên - Huế và Quảng Ninh - đơn vị lần đầu tiên xuất hiện trong top 4 cũng là những tỉnh thành đã ghi dấu ấn lớn với PCI 2013.
Năm 2014 đánh dấu lần thứ 2 liên tiếp Đà Nẵng trở lại vị trí dẫn đầu. Đáng chú ý, đây là lần thứ 5 thành phố này đứng ở vị trí cao nhất trong số 10 lần chỉ số PCI được công bố.

Đối với Quảng Ninh, đây cũng là lần thứ 2 liên tiếp tình này nằm trong nhóm 5 tỉnh thành đứng đầu cả nước về chất lượng điều hành.

Còn TP. HCM, có thể coi đây là trường hợp đột biến của năm khi lần đầu tiên thành phố này được vinh danh ở top 5.

Theo Bizlive.com ngày 01/05/2015