The Provincial Competitiveness Index ( PCI )

CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH

Provincial Green Index

English

TP. Hồ Chí Minh: Chủ động xúc tiến thu hút đầu tư

Để tiếp tục thực hiện cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện tốt nhất để thu hút doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, UBND TP. Hồ Chí Minh đã giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các sở, ngành liên quan để thảo luận và tìm giải pháp thực hiện có hiệu quả chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, chỉ số cải cách hành chính và chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính.
Thu hút đầu tư FDI giảm do ảnh hưởng dịch bệnh
Trong 6 tháng/2020, TP. Hồ Chí Minh thu hút được tổng cộng 2 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài. Con số này là kết quả của các dự án đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, giảm 34,7% tổng vốn so với cùng kỳ năm trước.
tp ho chi minh chu dong xuc tien thu hut dau tu
Trong đó, hình thức đầu tư đăng ký cấp mới có 533 dự án với vốn đạt 294,5 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước, số dự án giảm 6,8%, vốn giảm 44,3%. Điều chỉnh vốn đầu tư có 93 lượt dự án với số vốn tăng thêm là 197,8 triệu USD, giảm 30,7% so với năm trước. Góp vốn, mua cổ phần có 2.227 trường hợp với tổng vốn đạt 1.523,5 triệu USD, giảm 33% so với năm trước.
Theo ngành hoạt động, ngành thương mại dẫn đầu vốn đăng ký 635,3 triệu USD, chiếm đến 31,5%; hoạt động kinh doanh bất động sản 178,4 triệu USD, chiếm 8,8%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 298,1 triệu USD, chiếm 14,8%; thông tin truyền thông 113,5 triệu USD, chiếm 5,6%; xây dựng 107,6 triệu USD, chiếm 5,3%.
Các nhà đầu tư Singapore dẫn đầu thu hút đầu tư vào thành phố trong 6 tháng/ 2020 với 536,4 triệu USD, chiếm 26,6%; Hàn Quốc 313,6 triệu USD, chiếm 15,6%; Nhật Bản 307,9 triệu USD, chiếm 15,3%...
Nhìn lại kết quả thu hút FDI của cả nước trong 6 tháng/ 2020 vốn FDI cấp mới và tăng thêm vẫn tăng, tương ứng đạt 8,44 tỷ USD và 3,7 tỷ USD, nhưng chủ yếu là nhờ các dự án lớn, đã được nộp hồ sơ và đàm phán trong một thời gian dài trước đó. Nếu không tính các dự án lớn trên 1 tỷ USD như Điện khí Bạc Liêu 4 tỷ USD, Hóa dầu miền Nam tăng vốn 1,386 tỷ USD… thì tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong 6 tháng/2020 chỉ bằng 70,4% so với cùng kỳ năm 2019. Điều này cho thấy, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình thu hút FDI của cả nước nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng.
Theo đánh giá của Cục Đầu tư nước ngoài, ảnh hưởng của dịch bệnh, việc đi lại của các nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn, cũng như các quyết định đầu tư mới, mở rộng quy mô dự án đầu tư nước ngoài bị ảnh hưởng khó khăn sẽ tác động làm giảm thu hút vốn FDI là điều khó tránh khỏi.
Cải thiện môi trường kinh doanh và chủ động xúc tiến đầu tư
Theo đánh giá các chuyên gia, một làn sóng FDI mới đang tràn đến Việt Nam. Điều này được thúc đẩy bởi các sự kiện lớn trên toàn cầu, như cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, dịch Covid-19 cùng với nhiều nhân tố khác. Tuy nhiên, lần này Việt Nam sẽ thu hút nhiều FDI có chất lượng vì hiện rất ít nước có khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn của các tập đoàn đa quốc gia. Chứng minh cho điều này, Bộ tiêu chí xếp hạng các nước sẵn sàng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu mới được Công ty IHS Markit (Anh) và Đại học Tennessee (Mỹ) công bố đã xếp Việt Nam đứng thứ 25 trên 60 quốc gia hấp dẫn nhất thế giới thu hút vốn FDI.
Ông Kyle F. Kelhofer - Giám đốc quốc gia cấp cao khu vực Việt Nam, Lào, Campuchia của Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) - đánh giá Việt Nam có nhiều lợi thế chiến lược quan trọng trong thu hút FDI như mức độ cao về hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn nhân lực và chi phí hợp lý, cũng như sự ổn định về môi trường chính trị. Việt Nam cần tiến sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu và tập trung hướng tới mục tiêu sản xuất những sản phẩm có giá trị thặng dư cao. Cần tập trung vào những hoạt động về nghiên cứu và phát triển (R&D), chú trọng vào các ngành phụ trợ và học tập cách thức các nước như Nhật Bản và Hàn Quốc... để có thể thu hút nguồn vốn FDI một cách hiệu quả nhất trong thời gian tới.
Để đón cơ hội thu hút vốn FDI trong bối cảnh mới, nhiều cơ hội mới TP. Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục thực hiện cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư và tạo điều kiện cho DN, nhà đầu tư. Đến nay, UBND TP. Hồ Chí Minh đã giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các sở, ngành liên quan để thảo luận và tìm giải pháp thực hiện có hiệu quả chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, chỉ số cải cách hành chính và chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính. Đồng thời, khai thác chương trình chuyển đổi số, phát huy hiệu quả các dịch vụ trực tuyến công. Qua đó, để tạo môi trường đầu tư hết sức thuận lợi cho các DN.
Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư, theo bà Cao Phi Vân - Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP. Hồ Chí Minh - thành phố sẽ chủ động mời gọi, tiếp xúc các nhà đầu tư trong và ngoài nước để thu hút đầu đầu tư vào các dự án thuộc 7 chương trình đột phá, 4 ngành công nghiệp trọng yếu và các nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực, 9 lĩnh vực dịch vụ ưu tiên, các dự án thuộc Đề án thành phố thông minh “Smart City”, khu đô thị sáng tạo... Ưu tiên lựa chọn các nhà đầu tư mạnh về tài chính, có công nghệ mới với hàm lượng chất xám cao, thân thiện môi trường để tập trung kêu gọi đầu tư.