The Provincial Competitiveness Index ( PCI )

CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH

Provincial Green Index

English

Tuyên Quang: “Nâng cao chỉ số PCI chính là cải thiện công tác quản lý, điều hành kinh tế của chính quyền địa phương và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động”

PV: Theo công bố của phòng Thương mại và công thương Việt Nam mới đây, một số chỉ số của Tuyên Quang đạt được số điểm khá cao, tuy nhiên vẫn còn chỉ số đạt điểm thấp, trong đó có chỉ số tiếp cận về đất đai. Ông có suy nghĩ gì về đánh giá này ? Đ/c Phạm Văn Lương: Theo công bố của phòng Thương mại và công thương Việt Nam trong 10 chỉ số PCI của tỉnh Tuyên Quang năm 2014 thì chỉ số tiếp cận đất đai đứng thứ 7 với 4,9 điểm – đứng thứ 57 cả nước; năm 2013 chỉ số tiếp cận đất đai của tỉnh Tuyên Quang là 6,08 đứng thứ 52 cả nước (giảm 1,18 điểm trong khi cả nước chỉ số này năm 2014 giảm so với năm 2013 là 1,38 điểm (8,68 điểm -7,3 điểm). Với trách nhiệm là cơ quan tham mưu UBND tỉnh thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, chúng tôi thấy rõ trách nhiệm của mình về nâng cao chỉ số tiếp cận đất đai; trong năm qua chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân tỉnh cả hệ thống chính trị và ngành tài nguyên và môi trường đã tập trung kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến nay toàn tỉnh đã cấp được 5.353 giấy chứng nhận cho 1.347 tổ chức, với tổng diện tích là 80.452 ha/80.636 ha (đạt 99,8% diện tích có đủ điều kiện cấp GCN) trong đó: tổ chức kinh tế đã cấp được 694 giấy chứng nhận cho 226 tổ chức với tổng diện tích đã cấp giấy là 28.734,13 ha/28.797,23 ha (đạt 99,78%). Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xác định diện tích đất phải chuyển mục đích nhất là đất lúa, đất rừng phòng hộ để thực hiện các công trình, dự án và tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh... Mặc dù đã rất cố gắng nhưng điểm tiếp cận đất đai vẫn bị thấp, chúng tôi đánh giá nguyên nhân chính là do: - Chính sách pháp luật đất đai có sự thay đổi: Năm 2014 là năm chuyển giao giữa Luật 2003 và Luật 2013 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014) và các Nghị định, Thông tư về đất đai đều được thây thế, có nhiều quy định thay đổi nên việc thực hiện cũng còn một số lúng túng. Đến ngày 27/8/2014 Bộ Tài nguyên và Môi trường mới công bố bộ thủ tục hành chính Quyết định số 1839/QĐ-BTNMT. - Việc phối hợp thực hiện các thủ tục hành chính mới của Bội Tài nguyên và Môi trường giữa các cấp, ngành có lúc, có nơi còn hạn chế. - Yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến điểm của chỉ số tiếp cận đất đai thấp là khâu thu hồi đất bồi thường hỗ trợ và tái định cư; phóng mặt bằng một số công trình còn còn chậm; thị trường bất động sản năm 2014 rất ảm đạm, một số huyện không đấu giá được đất đai vì ít người tham gia. Với trách nhiệm cỏa ngành, Sở TNMT sẽ chủ trì phối hợp với các sở ngành và UBND các huyện, thành phố thực hiện các giải pháp để cải thiện rõ rệt chỉ số tiếp cận đất đai của tỉnh Tuyên Quang trong năm 2015.

PV: Để cải thiện chỉ số này thì ngành tài nguyên và môi trường sẽ có giải pháp gì trong thời gian tới ? Đ/c Phạm Văn Lương: Thứ nhất: Tiếp tục tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản pháp luật theo thẩm quyền; rà soát ban hành các mẫu giấy tờ để thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan đến công tác thu hồi, giao đất, cho thuê đất, bồi thường GPMB, và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các công trình gắn liền với đất; thực hiện các quyền của người sử dụng đất, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ của cơ quan. Thứ hai: Xây dựng Đề án nâng cao năng lực bộ máy của ngành; trong đó chú trọng xây dựng hệ thống Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất một cấp và Trung tâm phát triển quỹ đất. - Chủ động khảo sát, điều tra chỉ tiêu tiếp cận về đất đai, khoáng sản, môi trường, tài nguyên nước thuộc lĩnh vực quản lý của ngành trao đổi với các sở ngành, UBND huyện, thành phố; Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa; Hội Doanh nghiệp trẻ của tỉnh. Thứ ba: Đổi mới hoạt động của bộ phận "tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa theo hường khi tiếp nhận đầu vào sẽ được ký kết ba bên giữa bộ phận tiếp nhận, phòng ban chức năng giải quyết và hướng dẫn Nhà đầu tư nộp hồ sơ ngày; thành lập đường dây nóng tiếp nhận các phản ánh các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp về những vướng mắc liên quan đến đất đai và kết quả giải quyết. Thứ tư: Tổ chức triển khai quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định về quy trình thực hiện thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng theo Luật Đất đai năm 2013 cho Ủy ban nhân huyện, thành phố và các UBND cấp xã thay thế quy định trước đây của UBND tỉnh tại quyết định số 16/2009/QĐ-UBND và số 19/2009/QĐ-UBND của UBND tỉnh (theo dự thảo quy định mới thời gian thu hồi đất giảm từ 175 ngày xuống còn 136 ngày). Phối hợp với các ngành và UBND các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài nguyên và môi trường nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân để cùng chung tay tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư tiếp cận với các lĩnh vực quản lý của ngành. Thứ năm: Từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường; tăng cường trao đổi; giải đáp vướng mắc của các nhà đầu tư và nhân dân; công khai thủ tục hành chính; quy trình giải quyết; công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt; công khai số liệu chi tiết về cấp giấy chứng nhận cho các tổ chức trong đó có các tổ chức kinh tế; công khai tình hình tiếp nhận và kết quả giải quyết hồ sơ, thủ tục về đất đai...trên trang tin điện tử Website của ngành (www.tnmttuyenquang.gov.vn) tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tiếp cận thông tin...tiết kiệm thời gian, cụ thể: Với sự chỉ đạo sáng tạo, quyết liệt của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và sự quyết tâm của toàn ngành năm 2015 chúng tôi tin tưởng năm 2015 có thể cải thiện rõ rệt chỉ số tiếp cận về đất đai.

PV: Với cộng đồng doanh nghiệp thì ông có suy nghĩ và mong muốn gì ? Đ/c Phạm Văn Lương: Mục đích của việc nâng cao chỉ số PCI chính là cải thiện công tác quản lý, và điều hành phát triển kinh tế của chính quyền địa phương và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động. Doanh nghiệp là người trong cuộc để cùng các cơ quan chức năng, chính quyền các cấp cải thiện chỉ số PCI. Các doanh nghiệp chủ động kịp thời phản ánh những khó khăn vướng mắc đến các cơ quan quản lý nhà nước; chủ động tháo gỡ khó khăn, phần việc gì thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp thì phải làm không trông chờ ỉ lại; huy động nguồn lực thực hiện các dự án đã được Tỉnh giao, cho thuê đất bảo đảm sử dụng đúng mục đích, mục tiêu của dự án đầu tư. Doanh nghiệp cùng với cơ quan quản lý nhà nước chủ động tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tham gia các buổi tọa đàm để gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm. Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Theo báo Tuyên Quang ngày 28/05/2015